Mục tiêu xây dựng 400.000 ngôi nhà mới/năm của Đức khó thành

07:30' - 15/01/2024
BNEWS Trong nhiều năm qua, lĩnh vực bất động sản ở Đức và nhiều nước khác ở châu Âu phát triển nóng do lãi suất thấp và nhu cầu mạnh mẽ.

Ngân sách dành cho xây dựng của Đức sẽ giảm trong năm 2024. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, chi tiêu dành cho lĩnh vực xây dựng bị sụt giảm, cũng là một dấu hiệu không khả quan mới cho ngành bất động sản vốn đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. 

Nhiều công ty đã tuyên bố vỡ nợ. Mục tiêu xây dựng 400.000 ngôi nhà mới/năm của Thủ tướng Olaf Scholz xem như khó thành hiện thực.

Theo nghiên cứu công bố ngày 10/1 của Viện kinh tế DIW, chi tiêu dành cho xây dựng sẽ giảm 3,5% trong năm 2024 xuống còn 546 tỷ euro (597,38 tỷ USD) trước khi phục hồi nhẹ với mức tăng dự báo 0,5% vào năm 2025.

 

Trong nhiều năm qua, lĩnh vực bất động sản ở Đức và nhiều nước khác ở châu Âu phát triển nóng do lãi suất thấp và nhu cầu mạnh mẽ.

Tuy nhiên, lãi suất tăng đột ngột và chi phí cao đã chấm dứt tình trạng này, đẩy các công ty bất động sản vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong bối cảnh nguồn tài chính ngân hàng cạn kiệt và giao dịch đóng băng.

Chi tiêu xây dựng của Đức rơi vào tình trạng giảm sút lần cuối cùng vào năm 2009. Theo tác giả của nghiên cứu trên Laura Pagenhardt, tình trạng giảm sút của ngành xây dựng sẽ kéo dài hơn dự báo.

Ở Đức, hiện giá vật liệu xây dựng đắt hơn 40% so với trước đại dịch COVID-19, mức tăng lớn nhất ở châu Âu. Trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có 10 đợt tăng lãi suất liên tiếp, ảnh hưởng nặng nề đến ngành xây dựng vốn dựa nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục