Nên siết chặt hay nới lỏng trần tín dụng?
Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngay từ đầu năm đã giao chỉ tiêu tín dụng lần một đến các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Việc giao hạn mức tăng trưởng tín dụng căn cứ vào quy mô, chất lượng tài sản của từng ngân hàng thương mại.
Nhóm ngân hàng quốc doanh gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) được cấp room năm nay từ 6,5 - 7,5%, riêng Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được giao 10,5%. Hạn mức của một số ngân hàng thương mại cổ phần như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ 8,5 - 9,5% và Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) từ 10,5 - 12%... Tuy nhiên, nhờ sự phục hồi kinh tế và thị trường bất động sản thuận lợi, tín dụng khởi sắc ngay từ những quý đầu năm. Đến giữa tháng 6/2021, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 5,1%, cao hơn gấp đôi mức tăng cùng kỳ năm 2020, nhiều ngân hàng thương mại đã cạn room tín dụng. Ngay từ tháng 4/2021, nhiều ngân hàng buộc phải hạn chế giải ngân vì đã tiệm cận hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao. Do đó, mới đây Ngân hàng Nhà nước một lần nữa nới room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại nhằm góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của đại dịch COVID-19. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại là hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn này. Việc nới room tín dụng sẽ tạo thêm dư địa cho ngân hàng cấp vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau những tác động nặng nề từ dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên bỏ chính sách áp trần hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để họ tự quyết định theo nhu cầu cung – cầu trên thị trường. Việc cấp hạn mức tín dụng là một công cụ mang tính hành chính. Ngân hàng Nhà nước không cần dùng trần tín dụng mà có thể dùng công cụ khác để kiểm soát lạm phát và lưu lượng tiền tệ như: chỉ số dư nợ tín dụng/vốn huy động (LTD ), chỉ số thanh khoản, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, hệ số an toàn vốn...Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, nên bỏ trần tín dụng để các ngân hàng tự quyết định kế hoạch kinh doanh của mình. Để kiểm soát tăng trưởng tín dụng cũng như thanh khoản của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có thể dùng các công cụ như: tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (LDR)…, chứ không phải chỉ có room tín dụng. Đồng thời, trong thời điểm dịch COVID-19 thay vì "siết" tín dụng thì cần phải “mở” để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp phục hồi tăng trưởng nền kinh tế.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) cho rằng, Ngân hàng Nhà nước tăng cường chặt chẽ hơn các chuẩn mực trong quản lý rủi ro của ngân hàng, giám sát hoạt động các ngân hàng thương mại đến thời điểm thích hợp. Từ đó, có thể cho phép các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong tăng trưởng tín dụng. Đại diện lãnh đạo một ngân hàng thương mại khác nhận định, chủ động mục tiêu tăng trưởng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và kế hoạch lợi nhuận ngân hàng là mong muốn của nhiều ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát trần tín dụng cũng là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo kiểm soát dòng vốn trong nền kinh tế, tránh tập trung quá nhiều vào các kênh đầu tư rủi ro như: bất động sản, chứng khoán... Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước điều hành khá hài hòa các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng với room tín dụng được đưa ra cho các ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm và có thể điều chỉnh phù hợp với thực tế tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng của từng ngân hàng sau đó. Bên cạnh đó, ngoài trần tín dụng, Ngân hàng Nhà nước còn có rất nhiều công cụ, các văn bản quy định để định hướng mục tiêu tăng trưởng, quản trị rủi ro tài sản... và dựa vào đó các ngân hàng thương mại phải điều chỉnh, phân bổ nguồn vốn hợp lý. "Vì vậy trong tương lai, khi Ngân hàng Nhà nước đảm bảo được việc các ngân hàng thương mại phát triển theo đúng đường hướng, chính sách của Chính phủ, hoạt động minh bạch, rõ ràng thì tôi hy vọng có thể cho phép các ngân hàng thương mại tự chủ động mục tiêu tăng trưởng tín dụng", vị lãnh đạo này cho hay. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ không bỏ trần hạn mức tín dụng đối với từng ngân hàng thương mại. Theo Phó thống đốc, mục tiêu quan trọng hơn của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô. Với quy mô tín dụng đang chiếm trên 140% GDP hiện nay, tức là nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng. Do vậy, nếu bỏ trần hạn mức sẽ gây ra nhiều bất ổn. Tại Việt Nam, vốn tín dụng ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế là chủ yếu, trong khi thị trường cung ứng vốn ở các nước khác từ nhiều thị trường như chứng khoán và trái phiếu. Nếu không quản lý tốt, hài hòa, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng ồ ạt, không kiểm soát được thì nợ xấu nguy cơ tăng cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, không quản lý tốt việc tăng trưởng này một cách hài hòa, hợp lý cũng tạo ra sự bất ổn ngay tại các ngân hàng thương mại. Đơn cử như tăng trưởng tín dụng ở một ngân hàng trong năm lên đến vài chục phần trăm và ồ ạt đưa tín dụng ra thị trường thì chất lượng không đảm bảo. Như vậy, nợ xấu của nền kinh tế sẽ tăng lên trong thời gian ngắn và những bất ổn của kinh tế vĩ mô sớm xuất hiện. Tuy nhiên, trong tương lai Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét bỏ cơ chế trần tín dụng như hiện nay khi thị trường cung ứng vốn không phụ thuộc nhiều vào tín dụng./.- Từ khóa :
- tín dụng
- ngân hàng nhà nước
- ngân hàng thương mại
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh dư nợ tín dụng một số ngân hàng thương mại
18:43' - 15/07/2021
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho một số ngân hàng được điều chỉnh dư nợ tín dụng (room tín dụng) trong những tháng cuối năm 2021
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, dòng vốn chảy về đâu?
15:39' - 09/07/2021
Tính đến ngày 30/6/2021, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM ước đạt gần 2,69 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với cuối năm 2020.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng 6,3%
15:42' - 05/07/2021
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến hết tháng 6/2021, tổng dư nợ đạt 240.518 tỷ đồng, tăng 14.321 tỷ đồng (tăng 6,3%) so với cuối năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 13/5: Giá USD và NDT cùng nhích tăng
08:44'
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank và BIDV cùng giao dịch ở mức 25.790 - 26.150 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng so với sáng 12/5.
-
Ngân hàng
Đồng yen giảm mạnh sau thỏa thuận thuế quan Mỹ-Trung
17:50' - 12/05/2025
Chiều 12/5, tỷ giá hối đoái giữa đồng yen Nhật và đồng USD đã giảm xuống mốc 148 yen đổi 1 USD với những tín hiệu lạc quan từ việc Trung Quốc và Mỹ công bố kết quả đàm phán thương mại sơ bộ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 12/5: Giá ngoại tệ biến động nhẹ
08:37' - 12/05/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV không đổi so với sáng 9/5, đứng yên mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Fed vẫn duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
21:11' - 11/05/2025
Theo Global Times, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ổn định hôm 7/5 nhấn mạnh lập trường thận trọng trong chính sách tiền tệ của Mỹ trong bối cảnh chính sách thuế quan khó đoán định.
-
Ngân hàng
BoC cảnh báo cú sốc thị trường từ chính sách thuế quan Mỹ
06:30' - 11/05/2025
Theo Thống đốc BoC Tiff Macklem, tính dễ thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ có thể gây ra thêm biến động trên thị trường và căng thẳng về thanh khoản.
-
Ngân hàng
EPI mời gọi ngân hàng châu Âu tham gia hệ thống thanh toán chung
08:25' - 10/05/2025
Trong tuyên bố mới đây, EPI nhấn mạnh mong muốn "mời gọi tất cả các giải pháp thanh toán số tiêu biểu tại châu Âu cùng hợp lực để củng cố chủ quyền châu Âu trong lĩnh vực thanh toán".
-
Ngân hàng
Định hướng chính sách của các ngân hàng trung ương trước bất ổn thuế quan Mỹ
21:54' - 09/05/2025
Các ngân hàng trung ương lớn đang có sự phân hóa trong định hướng chính sách khi thuế quan của Mỹ làm đồng tiền ở các khu vực khác mạnh lên và giúp giảm lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/5: Tỷ giá trung tâm tăng mạnh
08:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) tăng mạnh, trong khi đó tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đứng yên.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng lợi nhuận 20% của VPBank trong quý I đến từ đâu?
11:33' - 08/05/2025
Lợi nhuận hợp nhất của VPBank trong quý I/2025 đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20%, với sự đóng góp từ cả ngân hàng mẹ và các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái.