Nét sáng trên "bức tranh" khởi nghiệp tại Nhật Bản
Đối mặt với nhiều trở ngại do thiếu các nhà đầu tư dám chấp nhận mạo hiểm và văn hóa doanh nghiệp cứng nhắc, số lượng công ty khởi nghiệp lớn được thành lập tại Nhật Bản chỉ "đếm trên đầu ngón tay". Tuy nhiên, lĩnh vực khởi nghiệp tại "đất nước Mặt Trời mọc" đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực trong thời gian gần đây.
Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, Nhật Bản vẫn bị Mỹ và Trung Quốc vượt xa trong việc sản sinh ra những "chú kỳ lân" - thuật ngữ chỉ các công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD theo CB Insights.
Ước tính có gần 500 "chú kỳ lân" trên khắp thế giới, từ tập đoàn Airbnb ở Thung lũng Silicon đến Bytedance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video TikTok đình đám. Tuy nhiên, chỉ có 4 doanh nghiệp trong số này là của Nhật Bản.
Ông Gey Isayama, người đứng đầu công ty World Innovation Lab có trụ sở ở California (Mỹ), chuyên tư vấn và cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp với trọng tâm là Nhật Bản, cho biết nếu xét tới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Nhật Bản lẽ ra đã có thể có ít nhất 50 tới 60 "chú kỳ lân" trong tổng số trên.
Ông giải thích ở Nhật Bản, các tập đoàn lớn luôn đi đầu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, và các ngân hàng "sẵn sàng cho các công ty này vay tiền hơn là đầu tư vào các công ty khởi nghiệp".
Ngay cả "ông lớn" SoftBank của Nhật Bản, vốn đầu tư nhiều vào các công ty công nghệ, cũng có xu hướng đầu tư cho các công ty nước ngoài như Uber và Alibaba, trong khi hầu như lại phớt lờ các công ty nhỏ trong nước.
Việc thiếu vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp buộc các công ty khởi nghiệp của Nhật Bản phải phát hành cổ phiếu ra công chúng sớm hơn các công ty "đồng trang lứa" trên thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo việc phát hành cổ phiếu khi quy mô công ty vẫn còn quá nhỏ sẽ khó có thể khiến công ty phát triển lớn mạnh.
Ông Takeshi Aida, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của RevComm - một công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI), cho biết tại Nhật Bản, các tiêu chuẩn để các công ty được niêm yết rất thấp, do đó có rất nhiều công ty nhỏ hài lòng với điều này.
Dân số giảm và nền kinh tế trì trệ của Nhật Bản đồng nghĩa "nhiều công ty quốc tế không thực sự mặn mà" với "đất nước Mặt Trời mọc".
Điều này dường như lại khiến các công ty khởi nghiệp của Nhật Bản cảm thấy "được bảo vệ", không phải quá lo lắng về sự cạnh tranh từ bên ngoài, dẫn tới thiếu động lực để phát triển và mở rộng.
Bên cạnh việc thiếu vắng các nhà đầu tư, các yếu tố văn hóa cũng là một rào cản lớn đối với ý tưởng khởi nghiệp tại Nhật Bản.
Văn hóa sợ rủi ro và tâm lý an toàn vẫn tồn tại khi nhiều người mong muốn được có công việc suốt đời tại một công ty lớn, cho rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất.
Bản thân hệ thống giáo dục của Nhật Bản vẫn được thiết kế để sản sinh ra những người lao động có công việc ổn định tại các công ty lớn, thay vì trở thành những doanh nhân khởi nghiệp.
Ông Isayama nhấn mạnh sẽ cần "rất nhiều can đảm" để phá vỡ quan niệm này trong một xã hội nổi tiếng tuân thủ quy củ và nguyên tắc như Nhật Bản.
Bất chấp những khó khăn, các chuyên gia vẫn nhận thấy những lý do để lạc quan về triển vọng phát triển "bức tranh khởi nghiệp" tại Nhật Bản.
Ông Isayama cho biết các công ty sản xuất hay ngành công nghiệp nặng đã nhận ra họ không thể đổi mới theo cách mình đã từng làm trước đây, và họ đang phải tính tới đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp để "lấp khoảng trống".
Các nhà đầu tư doanh nghiệp cũng đang dần nhận ra rằng tốt hơn hết là nên để các công ty khởi nghiệp có không gian để phát triển, thay vì cố gắng kiểm soát họ.
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và chương trình cải cách của tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng đang thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản và các cơ quan chính phủ đẩy mạnh việc số hóa, qua đó có thể mang lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước.
Ông Isayama đánh giá sự hỗ trợ của chính phủ đối với các công ty khởi nghiệp cũng đang được cải thiện, khi các quan chức đang tìm kiếm lời khuyên từ những nhà đầu tư có kinh nghiệm để hỗ trợ các công ty này.
Trong bối cảnh đó, sự thành công của các công ty như Mercari, một nền tảng thương mại điện tử về buôn bán hàng hóa đã qua sử dụng được thành lập hồi năm 2013, có thể trở thành nguồn cảm hứng cho những người ủng hộ sự đổi mới tại Nhật Bản.
Mercari là "chú kỳ lân" đầu tiên của Nhật Bản phát hành cổ phiếu ra công chúng vào năm 2018 và hiện được định giá lên tới 780 tỷ yen (7,3 tỷ USD)./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Nhật Bản phá sản do dịch COVID-19 có xu hướng tăng
07:34' - 24/09/2020
Theo điều tra của Công ty Tokyo Shoko Research, số doanh nghiệp Nhật Bản bị phá sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong tháng 9/2020 có xu hướng tăng, sau khi giảm trong các tháng gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.