Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
Đây là trả lời của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV ngày 30/6 (giờ địa phương).
Mặc dù các nước vẫn đang nghiêm túc đàm phán thương mại với Mỹ, nhưng có thể nói đây là một lời cảnh báo rằng Washington sẽ vẫn áp thuế như đã công bố nếu các quốc gia phản đối mạnh mẽ mức thuế quan mà Mỹ đưa ra.
Biện pháp thuế đối ứng từng có hiệu lực trong vòng 13 tiếng trước khi bị tạm hoãn vào tháng Tư vừa qua, dự kiến sẽ có hiệu lực trở lại vào lúc 0 giờ 1 phút ngày 9/7 (giờ miền Đông nước Mỹ).
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức Fox News (Mỹ) ngày 29/6 cho biết sẽ gửi thư thông báo về mức thuế quan cho tất cả các quốc gia. Điều này cho thấy ông Trump không có ý định gia hạn thêm thời gian hoãn áp thuế đối ứng, vốn sẽ hết hạn vào ngày 8/7 tới. Các chuyên viên phụ trách vấn đề đàm phán đã đề cập đến khả năng Chính phủ Mỹ sẽ gia hạn hiệu lực tạm hoãn thuế quan, nhưng phát biểu lần này của ông Trump đã thể hiện ý định ngược lại.
Ông Trump nhấn mạnh Mỹ không thể đàm phán với hơn 200 quốc gia, nên không cần gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần gửi thư thông báo về mức thuế, qua đó hoàn tất thỏa thuận thương mại. Mỹ có thể áp thuế đối ứng lên đến 50% tùy vào mức độ mất cân bằng thương mại, nhưng cũng có thể chỉ áp thuế ở mức cơ bản là 10%.
Tổng thống Trump đã gia tăng sức ép, tuyên bố sẽ gửi thư về mức thuế cho các nước, thay vì gia hạn thời gian miễn thuế. Đặc biệt, ông Trump còn nhắm đến Nhật Bản khi cuộc đàm phán thuế quan với quốc gia đồng minh Đông Bắc Á này đang rơi vào bế tắc. Lãnh đạo Nhà Trắng trong một bài đăng trên mạng xã hội bày tỏ rất tôn trọng Nhật Bản, nhưng nước này vẫn không muốn nhập khẩu gạo của Mỹ dù đang thiếu hụt lượng lớn mặt hàng trên. Theo đó, ông Trump tuyên bố sẽ gửi thư về mức thuế cho Tokyo. Một nguyên nhân khác là do Mỹ nhập khẩu hàng triệu ô tô từ Nhật Bản, nhưng điều ngược lại thì không xảy ra.
Nội dung chi tiết của bức thư chưa được tiết lộ, song được cho là chứa nội dung cảnh báo nếu Nhật Bản không mua gạo của Mỹ, thì Tokyo sẽ phải chịu mức thuế cao hơn ở những mặt hàng khác. Đài CNN cũng đưa tin Tổng thống Trump đã để ngỏ khả năng áp thuế cao hơn đối với Nhật Bản.
Hàn Quốc, nước có nhiều vấn đề tương tự như với Nhật Bản, cũng không thể hoàn toàn yên tâm trong bối cảnh này. Nhiều ý kiến nhận định Washington có thể sẽ tiếp tục đơn phương gây sức ép, yêu cầu Seoul mở rộng thị trường nông sản như gạo và thịt bò trong quá trình đàm phán thuế quan song phương. Nhà lãnh đạo Mỹ đã bác bỏ khả năng các hãng ô tô của Nhật Bản và Hàn Quốc có thể được hưởng mức thuế thấp hơn so với các công ty Mỹ.
Trong bối cảnh đó, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Hàn Quốc với Mỹ trở nên vô cùng quan trọng khi chỉ còn một tuần nữa là hết hạn hoãn áp thuế đối ứng. Để thuyết phục Washington, Chính phủ Hàn Quốc cần thực hiện được hai nhiệm vụ. Đó là vừa đưa ra lập trường cụ thể về yêu cầu của Mỹ trong việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, vừa nhấn mạnh tình hình chính trị trong nước, vốn cần được Mỹ gia hạn hoãn thuế, cũng như tầm quan trọng chiến lược của hợp tác Mỹ-Hàn.
Phát biểu với báo giới tại sân bay quốc tế Incheon sau khi kết thúc chuyến công tác Washington để tham vấn về vấn đề thuế quan, Trưởng đoàn đàm phán thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo đánh giá hai nước Mỹ-Hàn đã hình thành sự tin tưởng nhất định trong vòng đàm phán thuế quan vừa qua. Ông cho biết giờ đây, chính phủ mới của Hàn Quốc đã xây dựng được kênh đối thoại để tiến hành đàm phán trực tiếp với phía Mỹ.
Ông Yeo cho biết trong chuyến công tác vừa qua, ông đã có hơn 30 cuộc gặp với không chỉ quan chức Chính phủ mà cả Quốc hội Mỹ và những nhân vật có tầm ảnh hưởng, nhằm xây dựng một mạng lưới ủng hộ Hàn Quốc.
Liên quan tới khả năng gia hạn đàm phán thuế quan sau ngày 8/7, quan chức này cho biết tình hình tại Mỹ hiện nay rất biến động, vì vậy mọi khả năng vẫn đang được để ngỏ. Chính phủ Hàn Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị, kinh tế tại Mỹ để tìm ra phương án đàm phán phù hợp, tối đa hóa lợi ích quốc gia.
Ông Yeo cũng xác nhận rằng phía Mỹ mong muốn Hàn Quốc tham gia vào dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại bang Alaska, đồng thời cho biết các cuộc thảo luận liên quan sẽ tiếp tục được tiến hành một cách thận trọng trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng hai bên vẫn còn nhiều vấn đề cần trao đổi trước, đặc biệt là về tính thương mại và các yếu tố kỹ thuật.
Tin liên quan
-
Tài chính
Tổng thống D. Trump cân nhắc áp thuế mới đối với Nhật Bản
10:12'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 để ngỏ khả năng áp mức thuế mới đối với Nhật Bản liên quan tới việc quốc gia châu Á này hạn chế nhập khẩu gạo từ Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07'
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13'
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06'
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34'
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.