Nga đối mặt với thách thức lạm phát
Nga đang phải vật lộn với các vấn đề kinh tế trong nhiều năm qua, thậm chí trước cả khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Một tin tích cực là theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2021 của Nga tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Bước nhảy vọt này là nhờ sự phục hồi nhanh chóng của các ngành kinh tế chủ chốt và thị trường lao động. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của Nga được giữ ở mức một con số.
Tuy nhiên, đây mới là những ước tính sơ bộ. Đánh giá chính xác có thể sẽ kém tích cực hơn. Ví dụ, tăng trưởng GDP gia tăng có thể được giải thích bởi cơ sở so sánh thấp của năm ngoái. Đối với lạm phát, Nga có nhiều tiêu chí cơ cấu phức tạp hơn.
Trong bất cứ trường hợp nào, lạm phát gia tăng cùng với thu nhập liên tục giảm sẽ tạo thêm áp lực lên người dân nước này. Nga đang tìm cách giảm lạm phát và giải quyết các thách thức khác, trong khi cố gắng đạt được sự ổn định trước cuộc bầu cử vào tháng Chín. Trong vài năm qua, Nga đã có thể duy trì tình trạng “lạm phát tăng từ từ” mà người dân và các nhà hoạch định chính sách đều cảm thấy thoải mái, nhưng điều này cũng không bền vững.
Mục tiêu lạm phát của ngân hàng trên cơ sở hàng năm là gần 4%. Kể từ năm 2020, tốc độ tăng giá cả đã vượt mục tiêu nói trên. Tỷ lệ lạm phát đã lập mức cao kỷ lục trong vòng 5 năm qua khi mức tăng giá tiêu dùng trong tháng 6/2021 đạt 6,5%. Theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, lạm phát tại nước này - phản ánh qua mức tăng giá trong thị trường nội địa - chịu ảnh hưởng phần lớn của thị trường lương thực thế giới.
Ví dụ, một vụ thu hoạch bội thu thường có nghĩa là giá lúa mỳ rẻ hơn, nhưng trong năm ngoái, giá lúa mỳ tại Nga bắt đầu tăng do giá lúa mỳ thế giới tăng. Nga đã phải áp thuế đối với xuất khẩu ngũ cốc để kiềm chế sự tăng giá trên thị trường nội địa.
Mặc dù không phải là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong thương mại quốc tế, song Nga vẫn là nước dẫn đầu trong một số thị trường hàng hóa nhất định và là động lực của thương mại khu vực. Moskva cũng cố gắng duy trì vị thế là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho châu Âu và châu Á, chủ yếu dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có.
Điều này cũng mang lại cho Moskva đòn bẩy nhất định trong các vấn đề chính trị và kinh tế. Về mặt này, cơ cấu danh mục thương mại của Nga vẫn không thay đổi. Nga xuất khẩu một số hàng hóa (chủ yếu là hydrocacbon, nguyên liệu thô, vũ khí và thực phẩm) và vẫn phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ, chiếm một phần đáng kể trong ngân sách và dự trữ ngoại hối.
Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu quan trọng nhất của Nga là máy móc và thiết bị, hóa chất, thực phẩm và nguyên liệu thô. Giá của tất cả những mặt hàng này đều tăng lên.
Trong quý đầu tiên của năm 2021, giá của các sản phẩm nhập khẩu tăng tới 15%. Mặc dù Moskva đã đưa ra các chính sách thay thế nhập khẩu, nhưng điều này không thực sự làm giảm bớt những ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nhập khẩu trong nền kinh tế Nga.
Mặt khác, đồng tiền suy yếu cũng là một nguyên nhân truyền thống gây ra lạm phát, do giá hàng hóa nhập khẩu tăng. Bất chấp giá dầu tăng, đồng ruble của Nga vẫn yếu. Nga mở rộng nguồn cung tiền thông qua việc cung cấp các khoản vay hàng loạt đã gây ra nhiều vấn đề.
Thu nhập cá nhân đã liên tục giảm trong vài năm và trong quý I/2021, mức giảm thu nhập hàng năm của người dân Nga lại tăng nhanh. Nhiều người Nga dường như đang cố gắng bù đắp điều đó bằng các khoản vay.
Điều đáng lưu ý là những vấn đề này đã quen thuộc với Nga từ lâu. Mặc dù đã đưa ra rất nhiều đổi mới, nhưng nền kinh tế Nga vẫn hoạt động chưa hiệu quả và điều đó phản ánh bằng sự chênh lệch giữa các khu vực sản xuất. Lực lượng lao động của nước này cũng kém hiệu quả so với các nước lớn khác.
Sản lượng trên mỗi người lao động vẫn thấp hơn vài lần so với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Nền kinh tế bóng tối (các hoạt động kinh tế không nằm dưới sự giám sát) và sự kém phát triển của thị trường tài chính cũng tạo rủi ro lạm phát gia tăng.
Tóm lại, tình trạng giá cả toàn cầu đi lên do nhu cầu trên thế giới tăng cao đã gây áp lực lên xu hướng tăng giá hàng hóa tiêu dùng. Điều này trở thành một vấn đề cấp bách với Nga, bởi Moskva sẽ không thể nhanh chóng đối phó với lạm phát như nhiều nước khác.
Tất nhiên, Nga không bị đe dọa bởi nguy cơ sụp đổ hay siêu lạm phát trong tương lai gần. Nhưng ở một quốc gia có thu nhập thực tế không tăng, hộ gia đình chi tiêu tới 50% thu nhập cho thực phẩm và là đối tác thương mại chính của các quốc gia nghèo hơn trong khu vực, lạm phát có thể là một vấn đề tiềm ẩn khó quản lý đối với Moskva.
Nga đang phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế khi lạm phát tăng hoặc giữ lạm phát ở mức thấp nhưng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Moskva có xu hướng lựa chọn biện pháp mang lại lợi ích trong ngắn hạn, do đó, giá một số mặt hàng đã giảm nhẹ nhờ thuế xuất khẩu.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Nga cần quan tâm đến vấn đề đầu tư trong nước và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế để có thể kiềm chế lạm phát và hướng tới tăng trưởng chất lượng cao và bền vững./.
- Từ khóa :
- nga
- covid 19
- kinh tế nga
- giá lúa mỳ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga xây tuyến cáp quang dưới biển đầu tiên xuyên Bắc Cực
08:07' - 07/08/2021
Nga đã bắt đầu đặt tuyến cáp quang dưới biển đầu tiên xuyên qua Bắc Cực như một phần trong dự án do nhà nước điều hành nhằm đưa Internet tốc độ cao đến miền Bắc xa xôi.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng khôi phục quan hệ song phương với Gruzia
12:29' - 06/08/2021
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Bikantov ngày 5/8 cho biết nước này sẵn sàng khôi phục quan hệ song phương với Gruzia đến mức độ mà phía Tbilisi sẵn sàng thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Bất đồng mới trong quan hệ Mỹ - Nga
17:55' - 03/08/2021
Trong bối cảnh các cuộc tiếp xúc cải thiện quan hệ giữa giới chức hai bên được khởi động, giữa Mỹ và Nga lại xuất hiện bất đồng mới liên quan đến số lượng nhân viên ngoại giao đại sứ quán của mỗi bên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.