Nga ra mắt nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, thuộc sở hữu của tập đoàn điện nhà nước Rosatom, được đóng, xây dựng tại Saint Petersburg. Nhà máy này đã được lai dắt đến Murmansk hôm 17/5.
Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng trên con tàu dài 144 m, cao 30 m, nặng 21.000 tấn. Con tàu này chứa 2 lò phản ứng có công suất 35 megawatt mỗi lò. Nhà máy này sẽ được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân tại Murmansk trước khi di chuyển đến Siberia.
Dự kiến, vào mùa Hè năm 2019, nhà máy sẽ được lai dắt tới cảng Pevek (Pê-vếch), thuộc vùng tự trị Chukotka, Đông Nam Nga, cách Vòng Bắc cực 350 km về phía Bắc, để hoạt động tại đây.
Theo giới chức Nga, nhà máy điện hạt nhân này có thể sản xuất lượng điện đủ cung cấp cho một thị trấn gồm 200.000 dân, gấp 40 lần so với dân số hiện nay ở Pevek là khoảng 5.000 người.
Các chuyên gia giám sát việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân nổi tại tập đoàn Rosatom cho biết mỗi nhà máy điện kiểu này không chỉ cung cấp điện và sưởi ấm cho người dân ở các khu vực hẻo lánh của đất nước mà còn hỗ trợ tăng trưởng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, các nhà máy điện hạt nhân nổi còn làm giảm 50.000 tấn carbon dioxide (CO2) phát thải mỗi năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bỉ sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2025
12:30' - 31/03/2018
Chính phủ Bỉ đã thông qua một chiến lược năng lượng khẳng định kế hoạch đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên toàn đất nước muộn nhất là vào năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Phe đối lập tại Nhật Bản trình dự thảo luật từ bỏ điện hạt nhân
16:15' - 09/03/2018
Ngày 9/3, 4 đảng đối lập lớn tại Quốc hội Nhật Bản là đảng Dân chủ lập hiến, Đảng Cộng sản, đảng Tự do và đảng Dân chủ Xã hội đã trình lên Quốc hội dự thảo luật về từ bỏ điện hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu điện hạt nhân: Rủi ro đối với Nhật Bản
05:30' - 04/01/2018
Một số hiệp định liên quan đến hạt nhân chỉ ra những rủi ro mà Nhật Bản phải đối mặt như tranh cãi về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân hay các thảm họa môi trường tiềm ẩn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.