Nga và Ấn Độ nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền
Hoàn cảnh đặc biệt của chuyến thăm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 càng làm nổi bật mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt Nga-Ấn được kiểm chứng qua thời gian, giữa lúc có nhiều ý kiến hoài nghi về tương lai của mối quan hệ này, khi New Delhi đang tăng cường can dự với Washington.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Putin tại New Delhi là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 giữa hai bên. Trong khi đó, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước cũng tổ chức cuộc họp 2 + 2 đầu tiên.
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Modi đánh giá cao việc Tổng thống Putin đến Ấn Độ, nhấn mạnh "bất chấp những thách thức mà COVID-19 đặt ra, tốc độ phát triển của quan hệ Ấn Độ-Nga vẫn không thay đổi".
Ông cho rằng dù thế giới trong vài thập niên qua đã nhiều thay đổi căn bản và nhiều yếu tố địa chính trị khác nhau, song quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền giữa hai nước tiếp tục trở nên bền chặt hơn; mối quan hệ này "thực sự là một hình mẫu độc đáo và đáng tin cậy về tình hữu nghị giữa các quốc gia”.
Về phía Nga, Tổng thống Putin khẳng định coi Ấn Độ là một cường quốc trên thế giới, đất nước thân thiện và một người bạn đã được kiểm chứng qua thời gian, nêu rõ mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển và đều cùng hướng tới tương lai.
Sau hội nghị thượng đỉnh, hai nước ra Tuyên bố chung 99 điểm khẳng định quan hệ "Ấn Độ-Nga: Đối tác vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng". Hai bên tái khẳng định cam kết đối với quan hệ Đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền. Ngoài ra, hai nước đã ký 28 thỏa thuận hợp tác đầu tư.
Về hợp tác song phương, hai bên nhấn mạnh mục tiêu thương mại 30 tỷ USD năm 2025; Ấn Độ khuyến khích Nga đầu tư vào 13 lĩnh vực chính theo các chương trình "Atmanirbhar" và "Make in India"; Nga hoan nghênh Ấn Độ hợp tác trong các dự án phát triển Vùng Viễn Đông Nga.
Hai bên tiếp tục coi hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự là trụ cột của mối quan hệ; đề cao lộ trình hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới; hối thúc khởi động đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do giữa Ấn Độ và Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Về hợp tác đa phương, hai bên chia sẻ quan điểm trong việc củng cố chủ nghĩa đa phương, nêu bật vai trò điều phối trung tâm của Liên hợp quốc và tôn trọng luật pháp quốc tế; tái khẳng định cấu trúc an ninh khu vực mới nổi phải tự do, cởi mở, minh bạch và bao trùm, dựa trên các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế; ghi nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh và hợp tác khu vực...
Hai bên cũng nhấn mạnh cần nhanh chóng viện trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan, duy trì phối hợp trong các Ấn Độ diễn đàn đa quốc gia như BRICS (gồm cả Brazil, Trung Quốc, Nam Phi), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải...
Nhận định về hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-Nga lần thứ 21, nhà bình luận chính trị hàng đầu Ấn Độ Raja Mohan cho rằng hai nước đã nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ trong bối cảnh có nhiều khác biệt mới nảy sinh trong vấn đề Afghanistan hay các mô hình liên minh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khi cả New Delhi và Moskva đồng thời cũng thúc đẩy liên kết với các đối tác khác.
Nga duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc; Ấn Độ cũng tham gia các liên minh do Mỹ dẫn dắt; cạnh tranh gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh có thể khiến quan hệ giữa New Delhi và Moskva trở nên phức tạp hơn.
Theo ông Mohan, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu Nga và Mỹ điều chỉnh quan hệ theo hướng hài hòa hơn, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc duy trì hòa bình và ổn định. Bên cạnh đó, Nga và Ấn Độ cần tiếp tục tăng cường khía cạnh chiến lược của mối quan hệ, đặc biệt nỗ lực hơn nữa thúc đẩy lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Hiện tổng kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Nga ở mức 10 tỷ USD/năm, bằng 1/10 kim ngạch của Nga với Trung Quốc. Trong khi đó, con số này của Ấn Độ với Mỹ và Trung Quốc ở mức 100 tỷ USD. Nga nhận thức sâu sắc về sự mất cân bằng trong mối quan hệ giữa các cường quốc. Việc duy trì quan hệ đối tác truyền thống với Ấn Độ có giá trị chính trị nhất định đối với Nga.
Do đó, thành công của hội nghị thượng đỉnh lần này không nằm ở việc khai thác tối đa quan hệ quốc phòng song phương mà nằm ở việc đặt ra một đường hướng rõ ràng cho hợp tác kinh tế mở rộng và sự hiểu biết sâu rộng hơn về nhiệm vụ của nhau đối với vấn đề Afghanistan và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Phóng viên chuyên mảng ngoại giao của tờ The Economic Times (Ấn Độ) Dipanjan Roy Chaudhury cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, phần nào khẳng định tính đa cực trong địa chính trị và thể hiện nguyên tắc tự chủ chiến lược địa chính trị. Nga đang cho thấy Ấn Độ là đối tác ưu tiên trong số nhiều đối tác khác của Moskva.
Trước hết, việc Nga cung cấp cho Ấn Độ hệ thống tên lửa S-400 là minh chứng cho mối quan hệ đối tác quốc phòng kéo dài hàng thập niên giữa hai nước, với thị phần của Nga trong lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ luôn chiếm ưu thế.
Thứ hai, hợp tác ở vùng Viễn Đông của Nga mang đến cơ hội to lớn cho Ấn Độ trong các lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng đến khách sạn, nông nghiệp hay đóng tàu. Đây sẽ là những trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Ấn Độ với Nga.
Tiếp đó là quan hệ năng lượng. Thủ tướng Modi bày tỏ lạc quan rằng hai nước có thể cùng nhau mang lại sự ổn định trên thị trường năng lượng toàn cầu. Thứ tư là hợp tác tại khu vực Bắc Cực có lượng dự trữ dầu và khí đốt lớn của Nga.
Cuối cùng là vấn đề Afghanistan bởi sau khi các nước phương Tây rút quân, mối đe dọa từ các nhóm cực đoan và khủng bố tại khu vực cũng gia tăng. Trong khi đó, suốt 7 thập niên qua, quan hệ đối tác của Ấn Độ với Liên Xô và sau đó là với Nga là một nhân tố tạo nên sự ổn định địa chính trị tại khu vực.
Có thể khẳng định rằng, việc Tổng thống Nga tới Ấn Độ, hai nước tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp và tiến hành cơ chế Đối thoại 2+2 đã góp phần nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt, đặc quyền giữa hai nước lên tầm cao mới.
Điều đó cho thấy nỗ lực của lãnh đạo hai nước trong việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển hơn nữa cấu trúc Ấn-Nga nhằm đảm bảo nâng cao mức độ hợp tác, phù hợp với lợi ích của cả hai./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Ấn Độ muốn tăng nhập khẩu dầu và LNG của Nga
09:06' - 07/12/2021
Ấn Độ quan tâm đến việc tăng nguồn cung dầu của Nga theo các hợp đồng dài hạn với giá ưu đãi, cũng như tăng nhập khẩu khí hoá lỏng LNG dọc theo Tuyến đường biển Phương Bắc.
-
Tài chính
Nga sẽ tăng lương tối thiểu vào năm 2022
07:42' - 07/12/2021
Ngày 6/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thông qua luật tăng lương tối thiểu vào năm 2022 lên mức 13.890 ruble/tháng, tương đương với khoảng 190 USD/tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Kremlin thông báo thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ
08:19' - 05/12/2021
Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov ngày 4/12 thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến song phương vào ngày 7/12.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm LB Thụy Sĩ và LB Nga: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, củng cố niềm tin chiến lược
08:18' - 05/12/2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức LB Thụy Sĩ và LB Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).