Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành với bà con nghèo
Xây dựng các chính sách và giải pháp đưa đồng vốn tín dụng đến với bà con nghèo. Ảnh: Trần Việt-TTXVN
Vào những ngày giao dịch của Ngân hàng Chính sách Xã hội, trụ sở UBND xã Giao Long, huyện Giao Thủy (Nam Định) tấp nập người dân, người đến vay mới, người đến trả nợ, gương mặt ai cũng tươi tắn, lộ rõ niềm vui.Nhiều bác nông dân phấn khởi bày tỏ, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi đến tận xã như này, dân nghèo an tâm, cố gắng tăng gia sản xuất phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững.
Trước sân UBND xã Giao Long, ông Nguyễn Ngọc Khảm ở xóm 1 phấn khởi kể: “Ở nông thôn, gia đình không có điều kiện nên cuộc sống khó khăn, nhưng nhờ vay vốn ưu đãi, gia đình tôi và nhiều gia đình khác trên trong xã có điều kiện để tăng gia sản xuất nên đời sống giờ khác lắm.”
Sau quá trình tìm hiểu nghề nuôi cá nước ngọt, ông Khảm được tiếp cận nguồn vốn qua chương trình cho vay giải quyết việc làm 20 triệu đồng vào năm 2008 rồi đến 100 triệu đồng năm 2013 đầu tư nuôi cá vược, cá bống tượng.
Từ nguồn vốn 100 triệu đồng vay lần 2 năm 2013 cùng với số tiền tích luỹ sau những vụ nuôi cá bội thu, ông Khảm đã đầu tư chuyển đổi sản xuất, mở rộng trang trại với 2ha mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng.
Nhờ đó, trang trại nuôi trồng thuỷ sản mang lại nguồn lợi lớn cho gia đình ông trên 500 triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho 6 lao động với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Đoàn Văn Chánh ở xóm 16, xã Giao Long, chia sẻ: “Nếu không có sự trợ giúp đắc lực từ nguồn vốn ưu đãi mà chỉ có sự cố gắng, cần cù lao động của bản thân thì gia đình tôi khó có được cuộc sống đổi thay như ngày hôm nay. ngân hàng thực sự là vị “cứu tinh” với nông dân nghèo chúng tôi”.
Nhận xét về hiệu quả nguồn vốn chính sách, ông Trần Xuân Phòng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Giao Long cho hay, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn xã hiện đạt 19,2 tỷ đồng. Tổng số hộ còn dư nợ là 740 hộ; trong đó số hộ vay vốn để sử dụng vào mục đích đóng tàu thuyền, mua ngư lưới cụ khai thác và nuôi trồng hải sản chiếm 60% tổng số hộ dư nợ.
Với sự cần cù, chịu khó của con người nơi đây, bức tranh kinh tế dần được thay thế bằng nhiều gam màu tươi sáng. Sở dĩ kinh tế có sự phát triển vượt bậc là do những năm qua huyện đã có nhiều chính sách ưu đãi giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Cùng chung tay góp sức trong chính sách này có sự góp sức không nhỏ của Ngân hàng Chính sách Xã hội, cụ thể là Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giao Thủy.
Là cán bộ tín dụng chính sách phụ trách địa bàn tại xã Giao Long, chị Trịnh Thị Vân tâm sự: “Tôi về công tác tại địa bàn xã đã được gần 4 năm. Những ngày đầu mới về đây, quanh xã còn nhiều đầm hoang, hiu hắt, nhưng nay cuộc sống người dân đi lên.
Nhiều ngôi nhà 2-3 tầng mọc lên san sát, đường bê tông trải dài đến tận sân. Phong trào vay vốn ngân hàng chăn nuôi, làm kinh tế ngày càng phát triển mạnh. Đặc biệt là các hộ dân đều biết căn cơ, tính toán việc vay vốn vừa phải, phù hợp nên đồng vốn quý đã luôn phát huy hiệu quả”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Nam Định cho biết, kinh tế tại địa phương chủ yếu vẫn xoay quanh các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.
Luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là đồng hành với người nghèo trên mặt trận giảm nghèo nên ngân hàng xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai hoạt động đưa đồng vốn đến từng hộ gia đình nông thôn.
Chín tháng năm 2016 đã có gần 30 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp 2.730 hộ thoát nghèo, trên 1.700 hộ thoát cận nghèo, thu hút, tạo việc làm cho gần 1.050 lao động; giúp 5.900 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 23.216 công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn, 39 căn nhà cho hộ nghèo...
Tuy nhiên, qua thực tế tại địa phương, ghi nhận ý kiến của cả ngân hàng và người vay vốn nhu cầu cho vay để mở rộng việc làm, duy trì và hỗ trợ tạo việc làm hiện nay rất lớn song nguồn vốn ít (chỉ chiếm 3% tổng nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách) chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động kinh tế nông thôn của nhiều hộ gia đình, việc bổ sung hàng năm rất hạn chế.
Việc cho vay của một số kênh quản lý chưa thông thoáng nên khó khăn cho việc giải ngân, nguồn vốn để đọng thời gian dài trong khi nhu cầu của người dân rất cấp bách. Nguyện vọng tha thiết của bà con nông dân là Nhà nước cần nghiên cứu, điều chỉnh chính sách cho vay vốn để khắc phục những điểm bất cập nêu trên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế số
Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp
06:32' - 23/10/2016
Tổng vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 5,4 - 5,6% tổng vốn đầu tư cả nước, trong khi nông nghiệp vẫn đóng góp 17,7% GDP cả nước vào năm 2014.
-
Ngân hàng
Dồn vốn cho tín dụng nông thôn mới
06:18' - 22/10/2016
Trong những năm qua, đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn có những chuyển biến căn bản. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự hỗ trợ vốn tín dụng cho lĩnh vực kinh tế rộng lớn này.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Chính sách Xã hội được nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
16:29' - 02/09/2016
Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2016 thêm 2%, nâng chỉ tiêu kế hoạch tăng dư nợ tín dụng năm 2016 của ngân hàng này từ mức 8% lên 10%.
-
Chuyển động DN
BIDV triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng
16:45' - 09/08/2016
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, từ nay đến khi hết quy mô gói, BIDV triển khai Gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
-
Kinh tế số
Bảo vệ quyền lợi người sử dụng tín dụng tiêu dùng
15:37' - 13/07/2016
Thời gian gần đây, Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh liên tục tiếp nhận các nội dung phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB cảnh báo lạm phát có thể biến động hơn
11:18'
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 30/6 đã đưa ra cảnh báo về những "thách thức mới", từ căng thẳng thương mại đến trí tuệ nhân tạo (AI), có thể khiến lạm phát biến động hơn.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 1/7: Giá USD và NDT đảo chiều đi lên
09:05'
Tỷ giá USD hôm nay 1/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
“Chạm Thịnh Vượng” – Hành trình tiếp sức toàn diện cho SME cùng VPBank
08:01'
VPBankSME triển khai chuỗi hoạt động xoay quanh 4 điểm chạm: tài chính, số hóa, kiến thức và giao thương, tạo lực đẩy thiết thực giúp doanh nghiệp “Chạm Thịnh Vượng”.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 30/6: Ngân hàng giảm nhẹ giá USD và NDT
08:58' - 30/06/2025
Tỷ giá hôm nay 30/6 giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và với Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng thương mại giảm nhẹ.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới lo ngại nợ công “trong bóng tối” gia tăng
08:00' - 29/06/2025
WB kêu gọi một sự thay đổi mang tính nền tảng trong cách thức các quốc gia vay nợ, cách các chủ nợ báo cáo cũng như công khai thông tin liên quan đến nợ.
-
Ngân hàng
Luật hóa nợ xấu: “Phao cứu sinh” lợi nhuận ngân hàng?
20:11' - 28/06/2025
Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2025.
-
Ngân hàng
Ngân hàng BID công bố gói tín dụng 1 tỷ USD cho Mỹ Latinh và Caribe
08:21' - 28/06/2025
Trong động thái thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (BID) vừa thông qua chương trình tín dụng trị giá lên tới 1 tỷ USD dành cho thành phố và khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 27/6: Biến động trái chiều giữa giá USD và NDT
08:45' - 27/06/2025
Tỷ giá hôm nay 27/6 giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và với Nhân dân tệ (NDT) được các ngân hàng điều chỉnh tăng, giảm trái chiều.
-
Ngân hàng
Eximbank được chấp thuận chuyển trụ sở chính ra Hà Nội
17:46' - 26/06/2025
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – mã chứng khoán: EIB) vừa chính thức công bố việc được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.