Ngân hàng lớn và áp lực của quy mô “khổng lồ”

07:01' - 22/02/2016
BNEWS Dù không lãnh đạo ngân hàng nào muốn tách nhỏ hay thu hẹp quy mô, song nhiều người thừa nhận “bộ máy” ngân hàng sẽ hoạt động tốt hơn với một hệ thống nhỏ và đơn giản hơn.
Ngân hàng lớn và áp lực của quy mô “khổng lồ”. Ảnh: CNN

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh khu vực Minneapolis, ông Neel Kashkari, mới đây kêu gọi “chia tách” các ngân hàng lớn và vấp phải nhiều ý kiến phản đối, song đây có thể là sự lựa chọn của không ít ngân hàng.

Trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters (Anh), nhiều giám đốc và quản lý cấp cao trong lĩnh vực ngân hàng nói rằng họ gặp khó khăn với chi phí hoạt động và các quy định mới, cũng như bày tỏ quan ngại về tình trạng kinh tế toàn cầu “ảm đạm” và thị trường tài chính dễ biến động.

Một cựu giám đốc ngân hàng lớn ở châu Âu cho biết cổ tức của các ngân hàng lớn đang ở mức quá thấp và đang để mất niềm tin của nhà đầu tư trong khi chịu áp lực lớn từ phía cổ đông.

Các lãnh đạo điều hành ngân hàng tại Mỹ và châu Âu đều đang “đau đầu” với bài toán cải tổ mô hình kinh doanh, song vẫn chưa tìm được lời giải. Việc sáp nhập ngân hàng sẽ giúp giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, giới chức các nước lại không ủng hộ lựa chọn này do họ lo ngại một khi những thể chế “khổng lồ” sụp đổ sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng.

Ngược lại, chia tách quy mô ngân hàng tạo ra những vấn đề phức tạp liên quan đến quy định vốn tối thiểu bắt buộc và thiếu vắng nhà đầu tư khiến những công ty giao dịch tài chính không đủ điều kiện hoạt động riêng lẻ.

Theo các chuyên gia bảo hiểm và tư vấn, những động thái mà ngân hàng có thể thực hiện trước đây để tăng lợi nhuận, nay bị hạn chế bởi những quy định bị siết chặt sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tuần trước, giá cổ phiếu của ngân hàng Deutsche Bank (Đức) chạm mức thấp kỷ lục trước những lo ngại rằng thể chế tài chính này không thể mua lại một số trái phiếu chuyển đổi.

Cổ phiếu của ngân hàng này đã phục hồi một phần sau khi Deutsche Bank công bố kế hoạch mua lại 5,38 tỷ USD giá trị trái phiếu, song tâm lý “bi quan” của nhà đầu tư dường như chưa lắng dịu.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục