Ngân hàng Nhà nước đơn giản hóa quy trình giao dịch ngoại tệ
Thông tư điều chỉnh hoạt động giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, không tác động đến cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế,… Giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với với tổ chức tín dụng trên thị trường ngoại tệ trong nước phục vụ cho can thiệp thị trường ngoại tệ theo phương án do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Thông tư 26/2021/TT-NHNN gồm 4 Chương, 22 Điều và thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 27/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 và Thông tư số 45/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2014. Thông tư nhằm đơn giản hóa hồ sơ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, hướng dẫn cụ thể hơn quy trình giao dịch; bổ sung loại hình giao dịch quyền chọn và các thuật ngữ liên quan nhằm đồng bộ các văn bản khác đã được ban hành của Ngân hàng Nhà nước; điều chỉnh nội dung phù hợp với thay đổi sử dụng lãi suất LIBOR (London Interbank Offered Rate – Lãi suất cho vay liên ngân hàng thị trường London) trên thị trường tài chính. Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, Thông tư này hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước với với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo phương án can thiệp do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Các với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có nhu cầu thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước gửi hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước theo quy định. Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với với tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác. Về hồ sơ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, Thông tư đã lược bỏ thành phần bản sao Giấy phép và các văn bản chứng minh với tổ chức tín dụng được phép kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước. Thông tư cũng quy định các loại hình giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ; trong đó, bổ sung loại hình giao dịch quyền chọn; điều chỉnh quy định về kỳ hạn giao dịch theo hướng linh hoạt theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước trong từng phương án can thiệp. Bên cạnh đó, Thông tư bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn đối với quy trình giao dịch và hình thức tổ chức tín dụng gửi xác nhận giao dịch sau khi giao dịch qua điện thoại và đề nghị giao dịch ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước. Thông tư cũng quy định cụ thể về phương tiện và ngôn ngữ giao dịch, thời gian, thanh toán giao dịch, tạm ngừng, hủy quan hệ giao dịch; chế độ thông tin báo cáo; trách nhiệm của các tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng đã thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Thông tư này, không phải làm thủ tục đăng ký lại với Ngân hàng Nhà nước. Thông tư số 26/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2./.- Từ khóa :
- ngân hàng nhà nước
- tổ chức tín dụng
- ngoại hối
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hợp pháp
19:31' - 12/12/2021
Cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính khác biệt so với hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại về đối tượng khách hàng, lãi suất,sản phẩm cho vay
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đưa ra 3 mục tiêu về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2022
17:45' - 30/11/2021
Với việc giá cả hàng hóa cơ bản và lạm phát thế giới dự báo giữ ở mức cao do tác động từ thiếu hụt nguồn cung sẽ khiến việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 đối mặt với không ít thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước có 2 Phó Thống đốc mới
18:54' - 12/11/2021
Chiều ngày 12/11, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm các Phó Thống đốc mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Lan tỏa sức mạnh từ những điển hình tiên tiến trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
18:16' - 19/05/2025
Không chỉ dừng lại ở con số, tín dụng chính sách đã thật sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng quê.
-
Ngân hàng
HSBC tài trợ khoản vay hợp vốn xanh trị giá 3.750 tỷ đồng cho Gamuda Land
18:10' - 19/05/2025
Trong giao dịch này, HSBC Việt Nam đóng vai trò là Thành viên Điều phối, Thành viên Đầu mối Dàn xếp cấp tín dụng chính, Thành viên Đồng Điều phối khoản vay xanh và Đầu mối cấp Tín dụng hợp vốn.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước "ngã ba đường"
16:04' - 19/05/2025
BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế phục hồi sau những tác động tiêu cực dự kiến từ việc Mỹ tăng thuế quan, đồng thời cảnh báo về một triển vọng hết sức bất ổn.
-
Ngân hàng
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
10:13' - 19/05/2025
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 19/5: Ngân hàng giảm nhẹ giá USD và NDT
08:49' - 19/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 19/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.740 - 26.100 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng so với sáng 16/5.
-
Ngân hàng
Sức mạnh thi đua nâng bước tín dụng chính sách
20:53' - 18/05/2025
Thấm nhuần tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NHCSXH luôn tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong toàn hệ thống, từ Hội sở chính đến các đơn vị cơ sở.
-
Ngân hàng
Chiến lược "chuyển mình" của ngân hàng Việt
09:44' - 18/05/2025
Mùa đại hội đồng cổ đông năm 2025 ghi nhận nhiều ngân hàng không chỉ tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro, mà còn đẩy mạnh mở rộng hoạt động theo hướng mô hình tập đoàn tài chính.
-
Ngân hàng
Phát huy tín dụng chính sách hỗ trợ Nghệ An tận dụng thời cơ lịch sử
09:13' - 18/05/2025
Tháng 5, về xã Kim Liên, huyện Nam Đàn càng thêm ý nghĩa trong hương sen ngào ngạt, sen thơm suốt dọc đường theo bước chân du khách.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền mặt 'thất thế' trong thanh toán
07:42' - 18/05/2025
Khoảng 10 năm trước, cứ 10 lần thanh toán thì người Hàn Quốc sẽ sử dụng tiền mặt 4 lần. Nhưng ở thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn 1~2 lần.