Ngành chế biến gỗ: Thay đổi chiến lược để thích ứng
Đại dịch rồi sẽ qua đi và ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ vận hành trở lại, nhưng cách thức vận hành sẽ khác bởi ngành cần có những thay đổi chiến lược.
Những sáng kiến, cách làm mới này không chỉ giúp các doanh nghiệp tồn tại mà còn phát triển trong tương lai.
Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Tổng Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (MIFACO) đánh giá, trong bối cảnh dịch COVID-19, doanh nghiệp chỉ có hai sự lựa chọn.
Một là cố gắng tìm các giải pháp để tồn tại và chuẩn bị kỹ các bước để khi bệnh dịch qua, doanh nghiệp có thể tăng tốc trở lại. Hai là đóng cửa và phá sản.
Tất nhiên chẳng doanh nghiệp nào muốn lựa chọn phương án thứ hai. Cộng đồng doanh nghiệp đã và đang thực hiện các sáng kiến để tồn tại và chuẩn bị sẵn sàng bứt phá sau dịch.
Bên cạnh những giải pháp mang tính ngắn hạn, đại dịch đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi mang tính chiến lược.
Đó là việc xác định lại chủng loại, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm phù hợp với xu thế tiêu dùng thế giới, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, tạo chuỗi cung hoàn chỉnh tại Việt Nam.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phải thay đổi phương thức bán hàng sang hình thức online và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Việc chuyển đổi phương thức bán hàng theo cách truyền thống (offline) sang hình thức bán hàng online cũng là xu hướng trong thương mại toàn cầu hiện nay.
Theo ông Điền Quang Hiệp, BIFA đang hợp tác với hai công ty thương mại điện tử lớn toàn cầu là Amazon và Alibaba trong việc chuyển đổi hình thức bán hàng.
Hai đối tác này đang tiến hành các hoạt động đào tạo cho một số công ty thành viên của hiệp hội và kỳ vọng các bên sẽ phối hợp để hình thành kênh thương mại online.
Tuy nhiên, các mặt hàng bán qua hình thức online thông thường là các mặt hàng đơn giản, người mua có thể tự lắp ráp nên chủ yếu phục vụ nhóm khách hàng thu nhập trung bình hoặc thấp.
Các sản phẩm phức tạp thường có sự lựa chọn kỹ lưỡng của người mua, vì vậy bán hàng online sẽ còn nhiều trở ngại.
Nhưng ông Điền Quang Hiệp cho rằng, doanh nghiệp hãy bắt đầu từ các sản phẩm đơn giản trước, rồi từng bước đi vào các sản phẩm phức tạp.
Trong tháng 3 vừa qua, BIFA, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA) đã ký Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số với Tập đoàn FPT.
Theo đó, Tập đoàn FPT sẽ tư vấn chiến lược chuyển đổi số cho ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Không chỉ doanh nghiệp, tại các làng nghề với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình đã bắt đầu chuyển đổi sang hình thức bán hàng online.
Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ hiện nay đã thành lập nhóm trên zalo, viber, facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào.
Các thành viên trong nhóm thường xuyên chia sẻ và nhờ các thành viên trong nhóm kết nối với người mua có nhu cầu. Sáng kiến thành nhập nhóm và bán hàng qua mạng cũng xuất hiện tại làng nghề Hữu Bằng.
Theo ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát, công ty hiện tại hoạt động chủ yếu theo phương thức bán hàng online qua zalo, viber và sản xuất theo các đơn đặt đặt hàng trên các nhóm này.
Khó khăn trong nhập khẩu nguyên liệu đã khiến một số cơ sở sản xuất phải chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu cho thị trường nội địa.
Việc đứt gãy các chuỗi cung, bao gồm cả nhập khẩu các mặt hàng gỗ phục vụ tiêu dùng nội địa đã tạo ra khoảng trống về các mặt hàng này ở trong nước.
Một số cơ sở sản xuất, nhất là các làng nghề đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường này, thực hiện chuyển đổi cơ cấu dòng sản phẩm nhằm lấp chỗ trống.
Ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát cho biết, công ty đang nghiên cứu các mặt hàng như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em…là các mặt hàng trước đó thường nhập khẩu từ Trung Quốc để chuyển sang tự sản xuất nhằm tạo công việc cho lao động.
Tranh thủ cơ hội khi phải giảm quy mô hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay tổ chức lại sản xuất.
Theo đó, doanh nghiệp nhìn nhận lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm ra các khâu còn hạn chế để đưa ra phương án cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động.
Trước khi dịch xảy ra, Công ty Minh Phát 2 (MIFACO) hoạt động hết công suất, thậm chí liên tục tăng ca, giai đoạn này công ty tập trung nâng cao tay nghề công nhân, sẵn sàng chuẩn bị cho các hoạt động sau dịch.
Xác định dòng sản phẩm và thị trường chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu; trong đó, dòng sản phẩm chiến lược là các sản phẩm có nhu cầu lớn, có độ ổn định cao và cầu liên tục mở rộng, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, hiện cơ cấu dòng sản phẩm gỗ của Việt Nam đang sai.
Các sản phẩm không có nhu cầu lớn và nhu cầu không tăng cao trong tương lai vẫn chiếm ưu thế. Khi dịch bệnh xảy ra, chuỗi cung cho các loại đồ gỗ chiến lược không bị biến động quá lớn, do nhu cầu về các sản phẩm này vẫn còn tồn tại, trong khi nhu cầu về các nhóm đồ gỗ khác gần như mất hẳn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ, EU là bàn trang điểm, dụng cụ phòng bếp, phòng tắm chiếm 60% kim ngạch, trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%. Do đó, cơ cấu sản phẩm gỗ cần thay đổi để tận dụng dư địa lớn này.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho rằng, dứt khoát phải cơ cấu lại sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, ngành vẫn phải dùng từ 25 – 26 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất ra khoảng 13 triệu tấn dăm mà chỉ làm ra kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 – 1,6 tỷ USD và chỉ chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi lượng nguyên liệu lại chiếm 60%.
Việc đứt gãy các chuỗi cung trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu, một lần nữa cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của liên kết để có thể tham gia chuỗi cung ứng, thương mại toàn cầu cũng như thúc đẩy ngành phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội cần nỗ lực hơn trong việc hiểu rõ, cũng như kết nối các thành viên, doanh nghiệp trong ngành.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng nhấn mạnh, ngành cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung nước ngoài.
Hiện nguyên liệu trong nước đã chủ động được 80%, nhưng trong cơ cấu đồ mộc, tỷ trọng nguyên liệu nhập vẫn còn cao.
Để thay đổi được thì cần đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn sản xuất trong nước. 80% phụ liệu vẫn nhập khẩu, nhưng nay là điều kiện tốt để phát triển sản xuất trong nước nhờ quy mô sản xuất của ngành ngày càng lớn, nhu cầu cao./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Kiến nghị đưa doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất
16:15' - 30/03/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bổ sung ngành chế biến gỗ, lâm sản vào đối tượng tại dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Cơ hội doanh nghiệp chế biến gỗ tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất
21:09' - 24/03/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tìm cơ trong nguy, như phép thử đối với “sức khỏe” mỗi doanh nghiệp và sự liên kết cộng đồng
-
Chuyển động DN
FPT tham gia chuyển đổi số cho ngành chế biến gỗ Việt Nam
19:39' - 05/03/2020
Với năng lực, kinh nghiệm và giải pháp công nghệ chuyển đổi số, cùng đội ngũ chuyên gia của mình, FPT sẽ tham gia tư vấn chiến lược chuyển đổi số cho ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp chế biến gỗ liên kết hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu
12:58' - 28/02/2020
Năm 2020 là năm có thể là một năm biến động đối với lĩnh vực chế biến gỗ, đặc biệt là do dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đảm bảo truyền tải điện an toàn, ổn định, liên tục trong mùa nắng nóng tại tỉnh Bình Thuận
09:22'
Ngay từ đầu bước vào mùa nắng nóng, đơn vị đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục trong mùa cao điểm nắng nóng cực đoan
-
Doanh nghiệp
Samsung Engineering và DNP Water ký hợp tác chiến lược
23:20' - 29/06/2022
Ngày 29/6, tại Hà Nội, Samsung Engineering (SECL) và DNP Water đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược.
-
Doanh nghiệp
Bộ Giao thông Vận tải thúc tiến độ giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
21:53' - 29/06/2022
Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã bị chậm, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến Dự án xây dựng giai đoạn 1.
-
Doanh nghiệp
Trợ lực cho doanh nghiệp
14:17' - 29/06/2022
Ngành công thương đang tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm nhằm tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất kinh doanh
-
Doanh nghiệp
Khai mạc triển lãm thương mại quốc tế ngành công nghiệp ô tô đầu tiên tại Việt Nam
14:14' - 29/06/2022
Sáng 29/6, Triển lãm thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô đầu tiên tại Việt Nam - Automechanika Tp. Hồ Chí Minh 2022 đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
Doanh nghiệp
Sẽ có bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện FTA hàng năm của các địa phương
12:10' - 29/06/2022
Bộ vừa có Công văn số 3174/BCT-ĐB về việc xin ý kiến về dự thảo Đề án xây dựng Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA hàng năm của các địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của Nike sụt giảm
09:37' - 29/06/2022
Trong quý kết thúc vào ngày 31/5, Nike báo cáo lợi nhuận đạt 1,4 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước do doanh thu giảm 1% xuống còn 12,2%.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào vận hành an toàn lưới điện truyền tải mùa nắng nóng?
09:09' - 29/06/2022
PTC1 triển khai sớm các hạng mục sửa chữa theo kế hoạch với các hạng mục đã có đủ vật tư để khắc phục sớm các tồn tại, khiếm khuyết, đảm bảo khả năng vận hành an toàn.
-
Doanh nghiệp
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Cần ưu đãi cho doanh nghiệp bảo vệ môi trường
20:44' - 28/06/2022
Một trong những giải pháp hữu hiệu trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là nhà nước đã tạo nhiều cơ chế ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.