Ngành công thương sáng tạo trong triển khai Cuộc vận động "'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2009 theo thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Thời điểm đó, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại; các ngành sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Mục tiêu của Cuộc vận động là “phát huy lòng yêu nước, tính tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc để xây dựng văn hóa người tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh tế và đưa hàng hóa nước ta xuất khẩu ra nước ngoài.
Bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương đã phối hợp với các ban, bộ, ngành và địa phương thực hiện đồng bộ Cuộc vận động; trong đó, tập trung vào 5 nội dung trọng tâm. Cụ thể, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ thực hiện Cuộc vận động; rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả quan trọng ngành công thương đã đạt được trong triển khai Cuộc vận động, đóng góp vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Phó Thủ tướng đánh giá, ngành công thương đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động nên đã đạt nhiều kết quả nổi bật.Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở tất cả các cấp, các ngành nói chung và ngành công thương nói riêng được toàn diện hơn nữa, ngày càng nâng cao chất lượng, mẫu mã và giá cả để hàng Việt Nam thực sự hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước.Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; tiếp tục tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện Cuộc vận động.Đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình hành động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong hưởng ứng Cuộc vận động. Nghiên cứu, đúc rút từ thực tiễn những bài học kinh nghiệm để có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai, thực hiện Cuộc vận động, nâng cao hơn nữa chất lượng, uy tín của hàng Việt Nam trên cả thị trường trong nước và nước ngoài, nhất là các thị trường Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do.Cùng đó, đẩy mạnh chương trình, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu; nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và kênh thương mại hiện đại, kết hợp hài hoà với hoạt động thương mại, phân phối truyền thống. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu, chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng tốt nhất và giá cả phù hợp nhất. Chú trọng xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá; phát triển kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, với chức năng là Cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, 15 năm qua, Bộ Công Thương đã luôn bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động để chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trên mọi mặt công tác.
Cụ thể, thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nói chung, Cuộc vận động nói riêng. Nghiên cứu, tham mưu bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt.Bên cạnh đó, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa; khai thác có hiệu quả các hình thức thương mại, các loại thị trường; chú trọng phát triển thương mại điện tử, hệ thống phân phối, bán lẻ hàng hóa, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.Đặc biệt, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động thông qua việc tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các doanh nghiệp Việt tiêu biểu và bình chọn sản phẩm Việt có uy tín, chất lượng. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần tạo dựng, củng cố niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp, người dân về tinh thần phục vụ và năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành công thương. Đồng thời, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm và khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam.Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là sự kiện quan trọng; là diễn đàn để các đại biểu đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân và các chuyên gia, nhà nghiên cứu thảo luận, đánh giá về những thành tựu đạt được của ngành công thương sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động, góp phần tôn vinh và lan tỏa giá trị, truyền cảm hứng, phát huy lòng yêu nước, ý chí tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hàng Việt. Cùng đó, giao lưu, chia sẻ những ý tưởng, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong tổ chức thực hiện Cuộc vận động.
Đồng thời, hiến kế, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về các cơ chế, chính sách, giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động trong tình hình mới, góp phần đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc và là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường.Theo Bộ Công Thương, từ hoàn cảnh hết sức khó khăn, Cuộc vận động đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ 2009 đến nay liên tục đạt mức tăng trưởng trên dưới 10% so với năm trước; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống dưới 5% từ năm 2014 đến nay. Tỷ lệ nhập siêu giảm, tiến tới xuất siêu liên tục từ năm 2016; hàng Việt tại các các kênh phân phối chiếm tỷ lệ khá cao, trên 80% tại các siêu thị; từ 60% trở lên tại kênh bán lẻ truyền thống. Từng bước hình thành những tập đoàn kinh tế đủ mạnh, dẫn dắt các phân ngành công nghiệp.Nhiều chuỗi cung ứng trong nước được hình thành: Chuỗi cung ứng điện năng, khí LNG, điện tử, thép, dệt may - thời trang, da giày, đồ gỗ… Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI và vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa
15:35' - 22/10/2024
Thời gian tới, Sở Công Thương Quảng Ninh tiếp tục thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2024-2029 trên địa bàn.
-
Kinh tế & Xã hội
Sử dụng hàng Việt Nam tại Ninh Bình ngày càng tăng cao
16:45' - 17/10/2024
Hiện tại, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất, quảng bá nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn tỉnh, tận dụng tối đa cơ hội trong đợt cao điểm mua sắm hàng hoá cuối năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khó thực hiện việc xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng
11:11'
Việc thực hiện các dự án đầu tư về sản xuất điện bị chậm hoặc đã dừng đang khiến cho mục tiêu xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng khó thực hiện được.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh dự kiến giải ngân đầu tư công đạt 95% sau điều chỉnh
09:59'
Tỉnh Quảng Ninh dự kiến đến hết năm 2024 giải ngân sẽ đạt 95% kế hoạch sau điều chỉnh, số vốn còn lại được giải ngân sang năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD với hàng trăm dự án đầu tư từ nước ngoài
09:01'
Tính chung 11 tháng năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI; trong đó đăng ký cấp mới 258 dự án với số vốn đạt 1,2 tỷ USD
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy giao lưu Nghị viện Việt Nam - Đức
08:23'
Mong muốn của Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Đức trong lĩnh vực giáo dục vì Đức có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật