Ngành điện ứng phó với thiên tai - Bài 1: Giảm thiệt hại
Chính đặc thù đó, ngành điện luôn là ngành chịu sự tác động lớn mỗi khi thiên tai xảy ra ở nước ta.
Nhận diện thách thức đó, hàng năm, Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều yêu cầu Tập đoàn và các đơn vị xây dựng kịch bản, tình huống để chủ động ứng phó với thiên tai.
Chính nhờ chủ động đó đã giúp EVN giảm thiệt hại ở mức thấp nhất và khôi phục hệ thống điện trở lại nhanh nhất sau thiên tai.
Bài 1: Giảm thiểu thiệt hại Xác định rõ việc chủ động phòng chống sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra nên ngay từ đầu năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn PCTT&TKCN) với phương châm “4 tại chỗ” gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. *Đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện Nhận diện rõ những thách thức thiên tai gây ra đối với nước ta, ngay từ đầu năm Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 42/CT-TW ngày 24/3/2020, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp trọng tâm đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.Trong đó, Ban Bí thư yêu cầu rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, từng bước đầu tư xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng; chú trọng đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, hồ đập thủy điện.
Ngay sau khi có Chỉ thị của Ban Bí thư, ngày 31/3/2020, EVN cũng đã ban hành Chỉ thị số 1995/CT-EVN về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2020. Theo đó, Tập đoàn yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm quy định công tác an toàn trong EVN. Tập đoàn yêu cầu công ty thủy điện chú trọng kiểm tra, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết của đập, thiết bị vận hành đập trước mùa mưa lũ hàng năm. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chủ đập, hồ chứa nước có liên quan thực hiện vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; đặc biệt là khi vận hành xả lũ. Từ đó, rà soát cập nhật quy chế phối hợp với địa phương, với các đơn vị liên quan; chủ động phổ biến phương án phòng chống thiên tai với các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, chủ động đề xuất, tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương, các Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương trong điều hành xả lũ hồ chứa theo quy trình liên hồ, đơn hồ. Các công ty thủy điện cần lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chuẩn bị kịch bản xả lũ theo thiết kế của hồ chứa để bảo đảm an toàn cho công trình và hạ du; chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào công tác quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, tính toán xả lũ phục vụ vận hành hồ chứa thủy điện an toàn, hiệu quả. Ông Khương Thế Anh, Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La cho biết, Công ty quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện Sơn La (công suất 2.400MW) và Lai Châu (công suất 1.200MW) đều là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Chính vì vậy, việc phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão (theo quy định từ ngày 15/6 hằng năm) đã được công ty chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo đó, công ty đã kết thúc toàn bộ công tác sửa chữa, bảo dưỡng những hạng mục liên quan trực tiếp đến phòng chống bão lũ như các tổ máy, đập tràn xả lũ, hệ thống điện tự dùng, thiết bị thông tin liên lạc, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng thiết yếu từ đầu tháng 6. Công ty cũng đã tổng hợp kết quả quan trắc, tình trạng đập và hồ chứa để báo cáo các cơ quan chức năng. Đồng thời, hoàn thiện các phương án bảo đảm an toàn đập, an toàn hạ du trong mùa mưa bão và quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Công ty đã thành lập Ban chỉ huy, thành lập Đội xung kích phòng chống thiên tai với số lượng thành viên là 359 thành viên; trong đó, ban hành kế hoạch triển khai công tác PCTT&TKCN và phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên... Các phòng, phân xưởng thực hiện tổng kiểm tra hiện trạng các vị trí được giao quản lý trước mùa mưa bão năm 2020. Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn, ổn định đập và hồ chứa thủy điện Sơn La, Lai Châu gửi Hội đồng tư vấn Khoa học và Công nghệ về an toàn hệ thống thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà. Lập báo cáo hiện trạng an toàn đập Sơn La, Lai Châu gửi Sở Công Thương tỉnh Sơn La, Lai Châu theo đúng quy định. Ngoài ra, Công ty Thủy điện Sơn La đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo hạ du đập thủy điện Sơn La, Lai Châu. Cụ thể, hệ thống cảnh báo hạ du đập Sơn La lắp đặt 16 biển cảnh báo, 14 hệ thống loa cảnh báo tự động phát tín hiệu đặt tại các xã ven sông như Tạ Bú, Chiềng San, Mường Chùm, Chiềng Hoa của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hạ du đập thủy điện Lai Châu lắp đặt 5 biển cảnh báo, 5 hệ thống loa cảnh bảo tự động phát tín hiệu đặt tại các xã Nậm Hàng, Lê Lợi, thị trấn Nậm Nhùn thuộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, phường Sông Đà thuộc thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Trong quá trình xả lũ, hệ thống sẽ tự động phát ra cảnh báo đến bà con nhân dân địa phương ven sông nắm bắt được thông tin mực nước, lưu lượng thay đổi. Đặc biệt, Công ty Thủy điện Sơn La đã có quy chế phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác vận hành xả lũ hồ chứa thủy điện Sơn La, Lai Châu hàng năm.Bên cạnh đó, để khai thác hiệu quả nguồn nước cũng như phối hợp nhịp nhàng giữa các thủy điện trên bậc thang sông Đà, công ty cũng có quy chế phối hợp với Công ty Thủy điện Hòa Bình, Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát trong công tác vận hành điều tiết chống lũ trên lưu vực sông Đà hàng năm.
*Củng cố vững chắc lưới điện Đối với các Tổng công ty Điện lực, các đơn vị cũng kiểm tra, củng cố và khắc phục kịp thời những tồn tại của thiết bị, móng và cột điện, đường dây, trạm điện (đặc biệt là tại các địa bàn xung yếu, các cột điện ở triền dốc, bờ sông...), bảo đảm vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa lũ.Ngoài ra, tổ chức diễn tập các tình huống trong phòng, chống thiên tai, lưu ý tình huống bị ngập lụt, úng, địa bàn bị chia cắt và các tình huống xử lý đối các trung tâm điều khiển xa, trạm biến áp không người trực.
Đặc biệt, chỉ đạo các đơn vị thành viên lập đội xung kích, sẵn sàng huy động tham gia khắc phục hậu quả sau thiên tai khi Ban Chỉ huy các cấp có yêu cầu, bao gồm danh sách các thành viên, phương tiện, dụng cụ.
Các Tổng công ty Điện lực đánh giá lại nguy cơ ngập úng của các trạm biến áp 110 kV, 220 kV, xây dựng kế hoạch ứng phó cụ thể, chi tiết đối với từng trạm. Khi có bão đổ bộ, các tổng công ty điện lực cần tổ chức tái lập ca trực đối với các trạm biến áp không người trực; tập trung mọi nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố lưới điện, không để mất điện kéo dài tại khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia cũng tăng cường các giải pháp nhằm vận hành an toàn các đường dây 220 kV, 500 kV, đặc biệt là đường dây 500 kV Bắc - Nam; chỉ đạo giải quyết các vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện trong mùa mưa lũ cho nhân dân; rà soát vật tư dự phòng, lập phương án vận chuyển dự phòng; tổ chức diễn tập các tình huống trong phòng, chống thiên tai, lưu ý tình huống bị ngập lụt, úng, địa bàn bị chia cắt và các tình huống đối với trung tâm điều khiển xa, trạm biến áp không người trực.
Ông Lưu Việt Tiến, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, phương án ứng phó với thiên tai đã được EVNNPT và các đơn vị triển khai ngay từ đầu năm. Hàng năm, các đơn vị lập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bao gồm: xử lý các khiếm khuyết thiết bị trên đường dây, trạm biến áp; chuẩn bị vật tư phương tiện, lực lượng; xây dựng các kịch bản ứng phó thiên tai, phương án đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống. “Chúng tôi cũng tính đến cả những tình huống cực đoan như thiên tai gây sự cố gãy đổ cột điện 220 kV và 500 kV của hệ thống 500 kV Bắc - Nam. Các công ty truyền tải điện phải chuẩn bị vật tư, cột dự phòng có kết cấu tương tự, chuẩn bị nhân lực sẵn sàng ngay để khắc phục nếu xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, các điều độ miền để nhanh chóng có phương thức truyền tải cung cấp điện, giảm thiểu ảnh hưởng nhất,... Khi có bão đổ bộ, tổ chức tái lập ca trực đối với các trạm biến áp không người trực; kiểm tra, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết trên lưới điện thuộc phạm vi quản lý trước mùa mưa lũ hàng năm; tập trung mọi nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố lưới điện, không để sự cố kéo dài tại khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai”, ông Tiến cho hay./. Xem thêm:>>Bài 2: Chi viện cho vùng sự cố
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Cổ phiếu ngành điện: Cơ hội có nhưng không dễ nắm bắt
11:43' - 16/11/2020
Nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh được cho là sẽ giúp tất cả các nhà máy điện hưởng lợi, nhưng việc nắm bắt cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành điện là không dễ dàng.
-
Chuyển động DN
Vĩnh Long hỗ trợ ngành điện vay vốn lãi suất thấp
21:50' - 12/11/2020
Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long tiếp tục hỗ trợ ngành điện trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình đầu tư lưới điện.
-
Chuyển động DN
EVNFinance cung cấp gói vay lắp đặt điện mặt trời mái nhà cho CBNV ngành Điện
20:41' - 12/11/2020
Phát triển các sản phẩm hỗ trợ tài chính cho các dự án điện mặt trời được EVNFinance coi là hoạt động trọng yếu nằm trong định hướng phát triển xanh và bền vững của EVNFinance.
-
Doanh nghiệp
Hà Nam cam kết tạo mọi điều kiện cho ngành điện
10:47' - 05/11/2020
Các Sở, ban, ngành là đầu mối phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp khi quy hoạch các dự án cần cung cấp sớm thông tin cho ngành điện để kịp thời chuẩn bị, đáp ứng nhu cầu về điện
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.