Ngành gỗ Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD?
Năm 2017, ngành gỗ Việt Nam đã xuất siêu 5,48 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2016. Với kết quả này, ngành gỗ Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và đang có triển vọng rất khả quan, tạo đà cho mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2018.
* Gỗ xuất siêu 5,48 tỷ USD Năm 2017 đánh dấu sự thành công của ngành nông, lâm, thủy sản, khi đạt tốc độ tăng trưởng 2,94%, vượt so với mục tiêu Chính phủ đề ra là 2,84%. Mục tiêu Chính phủ đề ra là xuất khẩu đạt 32-33 tỷ USD, tuy nhiên toàn ngành đã đạt 36,37 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD so với năm trước và thặng dư đạt 8,55 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 27% tổng kim ngạch của nhóm hàng nông, lâm sản. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm 2017 tăng 10% so với năm 2016, đạt trên 7,66 tỷ USD; trong khi nhập khẩu nhóm hàng này trị giá 2,18 tỷ USD, tăng 16%. Như vậy, ngành gỗ Việt Nam đã xuất siêu 5,48 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước. Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm 43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 3,27 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm trước. Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống khác cũng tăng như: xuất sang Trung Quốc tăng 5%, đạt 1,07 tỷ USD; sang Nhật Bản tăng 4,4%, đạt 1,02 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 15,9%, đạt 665,24 triệu USD. Trong năm 2017, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang tất cả các thị trường chủ đạo đều tăng kim ngạch so với năm ngoái; nhưng đáng chú ý là một số thị trường tuy kim ngạch không cao nhưng so với năm ngoái lại tăng rất mạnh như: Đan Mạch tăng trên 38,8%, đạt 22,75 triệu USD; Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) tăng 41,8%, đạt 28,7 triệu USD; Nga tăng 39%, đạt 3,83 triệu USD. Theo các chuyên gia lý giải, nguyên nhân để giúp cho ngành gỗ có thể đạt được tăng trưởng khả quan trong năm qua, trước hết là nhờ nhóm sản phẩm đồ gỗ tăng cao hơn so với nhóm gỗ nguyên liệu. Nếu như năm 2016, xuất khẩu nhóm sản phẩm đồ gỗ tăng 7% so với năm 2015 thì đến năm 2017 xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ tăng 11,4%. Việt Nam hiện đang là nước sản xuất đồ nội thất bằng gỗ đứng hàng thứ 8 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italy, Ấn Độ, Ba Lan và Nhật Bản.Sản lượng đồ nội thất Việt Nam hiện chiếm khoảng 2% tổng sản lượng đồ nội thất thế giới. Đến nay, đồ gỗ Việt Nam đã xuất sang hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Không chỉ xuất khẩu tăng trưởng tốt, ngành gỗ Việt Nam còn chiếm lĩnh được thị trường nội địa, với mức tiêu thụ khoảng 2 tỷ USD/năm, tăng 5-6%/năm.
* Tiếp tục có nhiều triển vọng trong năm 2018 Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam lớn nhất các nước trong khu vực ASEAN, đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn: “Dư địa phát triển ngành này còn rất lớn, khả năng để chúng ta liên kết theo chuỗi gia tăng giá trị bằng việc kéo dài chu kỳ rừng để có gỗ lớn, nâng cao chất lượng gỗ phục vụ chế biến. Chiếm lĩnh được thị trường, phát triển được thị trường về số lượng là tốt”. Thứ trưởng Tuấn cũng lưu ý, cần “phải đảm bảo được giá trị gia tăng”.Với nhiều FTA đã được ký kết trong thời gian qua, năm 2018 sẽ là dấu mốc để những FTA này có hiệu lực. Đặc biệt, FTA Việt Nam ký kết với EU sẽ mở ra thị trường rất lớn của 28 quốc gia. Cùng với đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) cũng sẽ tác động tích cực tới ngành chế biến, xuất khẩu gỗ. Để chuẩn bị cho hiệp định này, nhiều nước trong khối đã sang làm việc với ngành gỗ, triển vọng khá rộng mở.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, dưới góc độ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp cũng đã có sự chuẩn bị tốt trong đổi thay công nghệ, nguồn lao động… bảo đảm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang nhiều thị trường, đặc biệt là đối với thị trường EU. Một trong những nguyên nhân tạo nên thuận lợi trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018 còn là sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài dành cho doanh nghiệp Việt Nam. Các đối tác lớn mua hàng từ doanh nghiệp Việt Nam vốn có nhiều kinh nghiệm về thị trường các nước trên thế giới nên đã truyền đạt lại cho doanh nghiệp Việt. Nội dung truyền đạt cụ thể gồm thị hiếu khách hàng, quy cách, khối lượng sản phẩm… Thậm chí, các đối tác này còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt cả về vấn đề tài chính, như: Hãng sản xuất đồ nội thất Ikea (Thụy Điển) đã hỗ trợ Công ty Woodsland và Công ty CP Lâm sản Nam Định (Nafoco) làm chứng chỉ rừng. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2018, ngành lâm nghiệp phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 41,6%, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,5-6% và giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 7,9-8 tỷ USD. Do vậy, với kết quả năm 2017 làm tiền đề, cùng với những điều kiện thuận lợi kể trên, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có thể lạc quan với mục tiêu đề ra 8 tỷ USD trong năm 2018./.- Từ khóa :
- chế biến gỗ
- xuất khẩu gỗ
- lâm sản
- việt nam
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Khánh thành nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam
15:35' - 19/08/2017
Ngày 19/8, tại xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Công ty cổ phần Gỗ công nghiệp Quảng Nam đã tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động giai đoạn 1 Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...