Ngành gỗ Việt Nam tận dụng cơ hội từ EVFTA
Ngày 25/9, tại hội nghị Giao ban ngành gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Lâm sản Bình Định tổ chức tại tỉnh Bình Định, Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, ngành gỗ Việt Nam đã tham gia vào các “tuyến đường cao tốc” mà mới đây nhất là “tuyến" EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu).
Lợi thế về thuế suất của các nước châu Âu đối với các sản phẩm ngành gỗ của Việt Nam từ EVFTA không lớn, nhưng lợi thế rất lớn là rủi ro về thương mại sẽ giảm thiểu trong thời gian tới. Trên “tuyến cao tốc” này, vấn đề của Việt Nam là “phương tiện vận chuyển và sản phẩm nào sẽ được vận chuyển”.
Đại dịch COVID-19 và các diễn biến trong lĩnh vực thương mại trên thế giới đang đặt ngành gỗ Việt Nam cần thay đổi để đón thời cơ khi chạy trên “các tuyến cao tốc” là những Hiệp định tự do thương mại. Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, đại dịch COVID-19 vừa qua giúp cho các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam nhìn nhận lại cách quản trị doanh nghiệp của mình và phải thay đổi để thúc đẩy phát triển. Ví như Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh – HAWA đã phát triển thương mại điện tử và tiếp thị số. HAWA đã tổ chức các showroom trên nền tảng công nghệ số và internet, với các gian hàng trực tuyến. Từ đó, khách hàng trên toàn thế giới có thể ngồi tại chỗ xem tất cả các mặt hàng của nhà sản xuất và các giao dịch thương mại đều diễn ra trên hệ thống mạng. “Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thay đổi mạnh mẽ vấn đề cung cấp nguyên liệu gỗ; tận dụng hết nguyên liệu như cành nhánh. Chẳng hạn việc phát triển ngành chế biến bột giấy sẽ mang lại giá trị lớn hơn nhiều so với dăm và viên nén hiện nay”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn khuyến cáo. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 8,97 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm 2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt con số kỷ lục 12,5 tỷ USD, tăng 18%. Các thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ Việt Nam lần lượt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với kim ngạch từ trên 542 triệu USD (Hàn Quốc) đến hơn 4,19 tỷ USD (Hoa Kỳ). Các quốc gia và khu vực này đều đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng ngành gỗ Việt Nam không những không bị sụt giảm kim ngạch mà còn có bước tăng trưởng đột phá nhờ việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do. Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào thị trường chiến lược như Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam tăng từ 43% năm 2018 trên tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ cả nước lên 50% năm 2019 và 53% chỉ trong 8 tháng đầu năm 2020. “Sản phẩm chiến lược rõ ràng nhất là tủ bếp, tủ nhà tắm. Trong 9 tháng qua, các sản phẩm này đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ. Quy mô giá trị thương mại của mặt hàng này dự báo sẽ lên tới khoảng 7 tỷ USD. Bình Định sẽ là trung tâm sản xuất các mặt hàng này với kim ngạch dự kiến đạt trên 300 triệu USD trong năm 2022. Tính tổng giá trị ngành gỗ, sau năm 2022, Bình Định sẽ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD”, ông Lập nhận định. Trong thời gian tới, nếu nắm bắt được cơ hội và thay đổi chiến lược phát triển hợp lý, ngành gỗ Việt Nam sẽ chiếm lợi thế lớn trên thị trường thế giới./.- Từ khóa :
- ngành gỗ
- gỗ việt nam
- evfta
- lâm sản
- nông sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công hai nhà máy gỗ với tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng
15:25' - 18/09/2020
Ngày 18/9, tại Yên Bái đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và sản xuất, xuất khẩu Plywood và Nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
21:38' - 03/09/2020
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.