Ngành hàng không Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu chính phủ đóng cửa
Bộ trưởng Giao thông vận tải Mỹ Pete Buttigieg cảnh báo việc chính phủ nước này đóng cửa một phần sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, gây gián đoạn giao thông vận tải, đặc biệt là ngành hàng không.
Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) và Hiệp hội Lữ hành Mỹ cũng bày tỏ quan ngại tương tự. FAA ước tính sẽ phải cho hơn 17.000 nhân viên nghỉ phép và tạm dừng hoạt động đào tạo nếu Quốc hội Mỹ không phê chuẩn kế hoạch ngân sách chi cho các hoạt động của chính phủ trước ngày 30/9.
Trong khi đó, Hiệp hội Lữ hành Mỹ ước tính việc chính phủ đóng cửa một phần có thể khiến ngành du lịch nước này thiệt hại tới 140 triệu USD/ngày. Hiệp hội này lưu ý trong thời gian chính phủ đóng cửa, hệ thống hàng không sẽ đối mặt với tình trạng nhiều chuyến bay bị chậm, thời gian kiểm tra an ninh lâu hơn và nhiều bước lùi khác trong quá trình hiện đại hóa du lịch hàng không.
Vào năm 2019 khi Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động trong 35 ngày, số lượng nhân viên kiểm soát không lưu và nhân viên Cơ quan Quản lý An ninh vận tải Mỹ (TSA) nghỉ làm tăng vọt, dẫn đến tình trạng hành khách xếp hàng dài chờ làm thủ tục tại một số sân bay. FAA khi đó buộc phải giảm lưu lượng vận tải hàng không đồng thời gây sức ép đối với các nhà lập pháp nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài.
Cũng trong ngày 27/9 tại một sự kiện của Viện Chính sách Kinh tế, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Jared Bernstein cho biết nền kinh tế đầu tàu thế giới đang đối mặt với những “cơn gió ngược” từ nguy cơ chính phủ phải đóng cửa, chính sách cho phép hoãn trả nợ các khoản vay dành cho sinh viên kết thúc, lãi suất cao hơn và các cuộc đình công của công nhân ngành ô tô. Tuy nhiên, ông Bernstein dự báo kinh tế Mỹ sẽ phát triển theo hướng “khá tốt” nếu không mắc sai lầm về chính sách hay chịu tác động từ cú sốc bên ngoài.
Chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa nếu Quốc hội nước này không thông qua dự luật ngân sách trước ngày 30/9 tới. Bế tắc ngân sách lần này được cho là xuất phát chủ yếu từ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Cộng hòa về vấn đề thuế và chi tiêu, trong đó có gói viện trợ 24 tỷ USD cho Ukraine.
Trường hợp xấu nhất khi không có thỏa thuận nào được thông qua trước khi bắt đầu tài khóa 2024 (từ ngày 1/10/2023- ngày 30/10/2024), Chính phủ Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động cho tới khi một dự luật ngân sách cho năm tới được thông qua. Nếu kịch bản này xảy ra, hàng trăm cơ quan chính phủ sẽ bị ảnh hưởng. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang sẽ phải nghỉ phép không lương. Hàng loạt dịch vụ công bị gián đoạn.
Việc đóng cửa cũng sẽ khiến các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, bao gồm báo cáo việc làm, lạm phát, chi tiêu tiêu dùng vốn đặc biệt quan trọng với các nhà hoạch định chính sách và đầu tư, sẽ bị đình chỉ công bố vô thời hạn.
Từ năm 1981 đến nay, Chính phủ Mỹ đã 14 lần bị đóng cửa, có lần chỉ kéo dài 1 - 2 ngày. Lần gần đây nhất và lâu nhất kéo dài 35 ngày dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump do bất đồng về vấn đề an ninh biên giới./.
- Từ khóa :
- hàng không
- mỹ
- đóng cửa
- lạm phát
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.