Ngành hàng không sẵn sàng bay "xanh" hơn?
Tại Bỉ, các chuyến bay thương mại phục vụ nhu cầu giải trí, thăm thân đã trở lại mức kỷ lục của năm 2019. Theo Hiệp hội bảo vệ môi trường Greentripper, vận chuyển hàng không gia tăng kéo theo mức phát thải khí carbon tăng, với số liệu thống kê đo được là + 60%.
Sau hơn hai năm bị phong tỏa do đại dịch COVID-19, vào mùa hè năm 2023, vận chuyển hàng không đã diễn ra vô cùng sôi động, nhờ thói quen du lịch quay trở lại. Liệu sự “lấp đầy” mạnh mẽ trên các chuyến bay có đi kèm với việc nâng cao nhận thức về hậu quả môi trường hay không? Giữa việc bảo vệ Trái Đất và phá hủy nó bằng cách tăng tuần suất bay và phát thải khí carbon nhiều, các hãng hàng không sẽ lựa chọn đi theo hướng nào?Nỗ lực giảm khí thải carbon
Vào năm 2022, một cuộc khảo sát về khí hậu của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã minh họa chính xác quan điểm trái chiều của giới trẻ Bỉ: 63% thanh niên cho biết họ có xem xét đến vấn đề biến đổi khí hậu khi chọn điểm đến cho kỳ nghỉ của mình (mức trung bình ở châu Âu đối với thanh niên trong độ tuổi 15 -29 là 69%) nhưng 56% những người trẻ tuổi cho biết họ lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển cho kỳ nghỉ vào mùa Hè tới (mức trung bình ở Liên minh châu Âu là 52%).
Để nâng cao hiệu quả giảm phát thải carbon, các hãng hàng không tại Bỉ đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp phổ biến nhất hiện nay là hoạt động mua tín chỉ carbon. Theo đó, việc mua tín chỉ carbon hay còn được hiểu là bù đắp carbon, bao gồm việc trả một khoản tiền tương đương với chi phí dùng để hấp thụ lượng carbon đã thải ra của máy bay. Khoản chi phí này đã được các hãng hàng không tính vào giá vé máy bay. Như hãng Ryanair tính thêm khoảng 2 euro (2,12 USD)/người.Trong khi, Tập đoàn Lufthansa, công ty mẹ của hãng hàng không Brussels Airlines, đưa ra ba giải pháp giảm lượng khí thải của chuyến bay bằng cách tham gia vào “các chương trình bảo vệ khí hậu chất lượng cao”, chuyển đổi nhiên liệu truyền thống sang nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), hoặc kết hợp cả hai giải pháp nói trên. Lufthansa cho biết công ty hợp tác với Swiss My Climate, tổ chức châu Âu chuyên về lĩnh vực bù đắp carbon và hỗ trợ thu giữ carbon, để thực hiện một phần kế hoạch nêu trên.
Từ giữa tháng 2/2023, Lufthansa đã trở thành nhà điều hành hàng không đầu tiên trên thế giới cung cấp “Giá vé Xanh”. Ngoài chi phí chuyên chở và các loại thuế phí khác, giá vé này còn bao gồm tiền bù đắp cho lượng khí thải CO2 liên quan đến chuyến bay, trong đó 20% khoản chi trả đạt được thông qua nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và 80% thông qua các dự án bảo vệ khí hậu dài hạn.Trong toàn Tập đoàn Lufthansa, hơn 450.000 khách hàng đã chọn “Giá vé Xanh” kể từ khi ra mắt. Nhu cầu chung về các sản phẩm phục vụ du lịch bền vững hơn tại Lufthansa hiện là 3%. Mục tiêu đến cuối năm nay của tập đoàn là ít nhất 5% khách hàng tham hoạt động bù đắp lượng khí thải carbon trong chuyến bay của họ bằng một trong những lựa chọn khác nhau của hãng.Bà Anne Robertz, Giám đốc điều hành của Greentripper cho biết các thành viên của hiệp hội, bao gồm cả các hãng hàng không, đang nỗ lực đóng góp vào kế hoạch giảm phát thải. Bà nói: “Chúng tôi không còn nói về việc bù đắp carbon nữa. Nó có thể tạo suy nghĩ chỉ cần trả khoản bù đắp là đủ trong khi tác động của biến đổi khí hậu đã bị lãng quên”.Trong năm 2022, Greentripper tự hào góp phần giảm thiểu tác động của 10.900 tấn khí thải CO2. Trong năm 2023, tính đến hết tháng 9/2023, hiệp hội này đã đạt thu giữ carbon đạt 16.700 tấn, tương đương 8.600 chuyến bay khứ hồi Brussels-New York (Mỹ).Vẫn còn nhiều thách thức
Tuy nhiên, khác với những gì Greentripper đã phản ánh, tổ chức vì môi trường Swiss My Climate đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp hàng không cần hành động mạnh mẽ hơn nữa. Ông Kai Landwehr, Giám đốc tiếp thị tại Swiss My Climate, giải thích: “Xu hướng chúng ta đang thấy là tiêu cực. Kể từ tháng 3/2023, ngày càng ít người sử dụng sự tính toán của chúng tôi để bù đắp lượng khí thải của họ”.
Theo Swiss My Climate, trong nội khối Liên minh châu Âu (EU), trong giai đoạn từ tháng 1-9/2023, số lượng người tham gia các chương trình bù đắp carbon ít hơn 20% so với năm 2022. Riêng khách hàng Bỉ tham gia ít hơn 80%. Tình hình ở Đức hoặc Thụy Sỹ cũng tương tự, không loại trừ các đối tác trong ngành du lịch, nơi phần lớn việc bù đắp carbon được thực hiện trực tiếp tại điểm bán hàng, như đại lý du lịch, hãng hàng không…Không có phản hồi nào về chủ đề này từ hãng hàng không Ryanair. Vào năm 2021, hãng giải thích rằng mức phí bù đắp carbon tính trên giá vé là không thay đổi do đại dịch COVID-19 với khoảng 3% khách hàng tham gia từ năm 2019 đến năm 2021. Vào cuối năm 2022, Giám đốc của Ryanair, Michael O’Leary cho biết tỷ lệ này đã giảm phần lớn. Nhưng sau mùa hè này, không hề có sự phản hồi từ Ryanair - hãng bay đông khách hàng đầu ở Bỉ cũng như ở châu Âu.Theo một nhà khai thác hàng không khác, hoạt động bù đắp carbon đang giảm dần trên toàn EU nhưng tăng lên ở Bỉ. Ví dụ, toàn bộ tập đoàn Lufthansa, trong đó có Brussels Airlines, đã thông báo về mục tiêu bù đắp carbon ở ngưỡng 5% vào cuối năm nay, nhưng Ryanair không đưa ra bất kỳ con số nào.Trong bối cảnh này, rất phức tạp để có được nhận định chính xác về nhận thức hoặc mức độ động lực của hành khách để bay “xanh hơn”. Điều đó cho thấy chưa có gì chắc chắn về việc bù đắp carbon sẽ nhận được sự tham gia nhiệt tình từ tất cả các hãng hàng không cũng như hành khách./.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30'
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30'
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.