Ngành lúa gạo cần chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường
Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh cho biết, hiện nay hầu hết sản phẩm gạo của Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường Anh đều mang thương hiệu của nhà phân phối, không mang thương hiệu của vùng trồng lúa hay thương hiệu của nhà xuất khẩu Việt Nam.
Lý giải nguyên nhân này, theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh, nguyên nhân là do nhà xuất khẩu chưa làm thương hiệu hoặc nhà phân phối sở tại cho rằng, thương hiệu riêng của họ có hiệu quả marketing hơn thương hiệu của nhà xuất khẩu Việt Nam, nhất là khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng sở tại biết đến. Do đó, gạo Việt Nam được bán tại Anh quốc với các thương hiệu: Longdan, Golden Lotus, Buffalo (của Longdan Supermarket), Green Dragon (của Westmill UK) và Red Ant (của MediFood). Trong khi đó, các sản phẩm mang thương hiệu của nhà phân phối mà không mang thương hiệu của nhà sản xuất lại là một trong những tập quán kinh doanh thông thường tại Anh, được Luật pháp nước này cho phép. Bởi vậy, trong môi trường cạnh tranh có lợi cho người nhập khẩu sở tại hơn người xuất khẩu nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường sẵn sàng chấp thuận xuất gạo không có thương hiệu và để cho nhà phân phối sử dụng thương hiệu riêng. Chính vì thế, để có thể tạo ra đột phá thị trường lớn hơn nữa, tăng cường vị thế bền vững cho hạt gạo Việt Nam trên thị trường Anh cũng như các thị trường lớn khác, ngành lúa gạo Việt Nam cần triển khai một chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường. Cùng với đó, chương trình thương hiệu quốc gia cần lựa chọn một số chủng loại gạo chất lượng cao có sản lượng lớn để đặt tên theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ phát âm và gắn với địa danh nơi trồng lúa. Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh cũng lưu ý doanh nghiệp có thể gắn thương hiệu đi liền với địa danh như gạo Sóc Trăng Việt Nam hay tên người tạo ra giống lúa là gạo Ông Cua để có thể đăng ký bảo hộ thuận lợi tại nước ngoài. Bởi trường hợp gạo ST25 là ví dụ điển hình, tuy đã được giải thưởng là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 nhưng rất ít người dân Anh biết đến và không có nhiều hiệu quả marketing trên thị trường nước này. Thống kê từ Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Anh năm 2020 đã tăng ngoạn mục 116% về lượng và 106% về trị giá so với năm 2019. Tuy nhiên, thị phần gạo Việt Nam tại Anh chỉ chiếm 0,43% năm 2019 và 0,45% năm 2020. Đáng lưu ý, trong năm 2020, khối lượng gạo nhập khẩu vào Anh đã tăng thêm 13,5% từ 671.601 tấn (năm 2019) lên 762.526 tấn; trong đó, gạo nhập từ Việt Nam tăng từ 1.296 tấn (trị giá 1.295.000 USD) lên 3.396 tấn (trị giá 2.670.000 USD) trong cùng thời gian./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu tại Australia: Bộ Công Thương vào cuộc
11:17' - 03/05/2021
Thương vụ Việt Nam tại Australia đang trao đổi với các luật sư tại Australia để chuẩn bị các bước tiếp theo quy định của IP Australia.
-
Hàng hoá
Thái Lan giảm phụ phí xuất khẩu gạo sang EU và Anh
06:50' - 02/05/2021
Nội các Thái Lan đã thông qua về nguyên tắc kế hoạch của Bộ Thương mại giảm phụ phí cho các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đối với các lô hàng gạo theo hạn ngạch của EU và Vương quốc Anh.
-
Thị trường
Thị trường gạo châu Á: Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức thấp nhất kể từ tháng 12
19:30' - 25/04/2021
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam gần như không đổi so với giá tuần trước, ở mức 485 – 495 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.
-
Hàng hoá
Nông sản thế giới tuần qua: Giá gạo Ấn Độ xuống mức thấp nhất 3 tháng
20:40' - 24/04/2021
Thị trường nông sản thế giới tuần tuần qua, giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.