Ngành ngân hàng châu Âu bên bờ khủng hoảng (Phần II)
Lại một lần nữa châu Âu run rẩy vì các ngân hàng và sự ổn định tài chính của mình. Những khó khăn của Deutsche Bank, gã khổng lồ trong lĩnh vực này, đã khiến cho mối quan ngại về một cú sốc ngân hàng mới lại nổi lên.
Deutsche Bank hiện suy yếu về các vấn đề mang tính cơ cấu và bị đe dọa bởi khoản tiền phạt khổng lồ 12,5 tỷ euro bởi chính phủ Mỹ do bị quy trách nhiệm trong vụ bê bối vay nợ thế chấp dưới chuẩn (subprimes) năm 2007, nguồn gốc gây ra vụ khủng hoảng 2008.
Ba vấn đề của thị trường tài chính
Trong bản Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu định kỳ 6 tháng mới công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lên tiếng báo động về các rủi ro đối với châu Âu. Peter Dattels, phó giám đốc IMF phụ trách thị trường tiền tệ và vốn, đã làm rõ ba vấn đề hệ thống ngân hàng châu lục cần chú ý: khối lượng nợ khó đòi lớn, mức lợi nhuận thấp và mô hình kinh doanh thiếu bền vững.
Vấn đề thứ nhất bắt nguồn từ quá khứ: một thập kỷ tăng trưởng kinh tế thấp của Eurozone đã dẫn tới hệ lụy các ngân hàng tích tụ gánh nặng nợ xấu khổng lồ mà IMF ước tính khoảng 900 tỷ USD. Một cuộc điều tra với gần 280 ngân hàng lớn nhất của Mỹ và châu Âu đã phát hiện ra rằng tại châu Âu khoảng một phần ba lĩnh vực ngân hàng, quản lý 8.500 tỷ USD tài sản, không có khả năng hoặc chỉ tạo ra lợi nhuận rất thấp trong thời gian dài.
Khiếm khuyết thứ hai liên quan đến chính sách lãi suất cực thấp, thậm chí lãi suất âm, và không chỉ ở châu Âu. Hiện nay, gần 40% trái phiếu chính phủ của các nước phát triển có lãi suất âm, một điều chưa từng có tiền lệ. Vấn đề là, nhất là các ngân hàng châu Âu, các ngân hàng sau khi tăng vốn chủ sở hữu và áp dụng các nguyên tắc thận trọng sau cuộc khủng hoảng 2008-2009, đã vững chắc hơn, nhưng hiện nay tăng trưởng kinh tế yếu và chính sách lãi suất thấp quay trở lại đe dọa những thành quả mà khó khăn lắm họ mới đạt được.
ECB đã theo đuổi chính sách nới lỏng định lượng từ năm 2015, hạ lãi suất tiền gửi xuống dưới không nhằm mục tiêu kích thích kinh tế. Ban đầu, chính sách này có lợi cho lĩnh vực ngân hàng do nó kích thích tín dụng và thị trường trái phiếu. Nhưng tới nay thì chiều hướng đã thay đổi, do nó thu hẹp khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng: do lãi suất ngắn và dài hạn tương đương nhau, ngân hàng không thể tạo lợi nhuận bằng cách tái cấp vốn ngắn hạn (rẻ hơn) để cho vay dài hạn (đắt hơn).
Theo ông Artus: “Chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt: lĩnh vực ngân hàng không còn lợi nhuận và giá trị [vốn hóa] suy giảm. Cần phải hành động và ECB phải suy nghĩ một cách nghiêm túc tới các hậu quả của chính sách tiền tệ” mà họ đang theo đuổi. Báo cáo của IMF đã cảnh báo ECM một cách gián tiếp: “Một số chính sách tiền tệ như lãi suất âm đã chạm tới giới hạn hiệu quả”.
Điểm yếu thứ ba của Eurozone liên quan đến mô hình hoạt động của các ngân hàng. Xét từ góc độ này, khó khăn của Deutsche Bank có thể coi là một ví dụ điển hình cho những khó khăn của quá trình chuyển đổi từ mô hình huy động vốn qua trung gian sang chú trọng huy động vốn trực tiếp trên thị trường kiểu Mỹ. Theo ông Peter Dattels, “Deutsche Bank cần thuyết phục các nhà đầu tư rằng mô hình kinh doanh của họ đáng tin cậy”.
Nicolas Véron, chuyên gia của Viện nghiên cứu Bruegel, Vương quốc Bỉ, kết luận, những vấn đề của ngân hàng “là một bài trắc nghiệm đối với [thành công] của dự án xây dựng liên minh ngân hàng”, đồng thời là yếu tố hết sức quan trọng đối với khả năng thành công của việc thành lập một bảo hiểm tiền gửi châu Âu.
Quay lại phần I
Tin liên quan
-
Ngân hàng
ING cắt giảm 7.000 việc làm nhằm tập trung vào mảng "ngân hàng số"
06:02' - 14/10/2016
ING- ngân hàng lớn nhất Hà Lan- vừa thông báo kế hoạch cắt giảm 7.000 việc làm, chủ yếu tại các chi nhánh của họ tại Bỉ và Hà Lan nhằm tiết kiệm 900 triệu euro (1,01 tỷ USD) tới năm 2021.
-
Tài chính
Tài chính, ngân hàng là ưu tiên lớn của Anh trong đàm phán Brexit
06:02' - 13/10/2016
Giữ vững vị thế của London là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới sau khi nước Anh rời EU là mối bận tâm hàng đầu của giới chức và các doanh nghiệp Anh hiện nay.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu báo cáo việc thực hiện Thông tư 09
19:39' - 10/10/2016
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo đánh giá mặt được, mặt chưa được và các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 09.
-
Ngân hàng
Thu hồi Giấy phép hoạt động Chi nhánh ngân hàng ANZ tại Hà Nội
15:35' - 10/10/2016
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 2000/QĐ-NHNN về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Australia and New Zealand Banking Group Limited (Ngân hàng ANZ).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.