Ngành ngân hàng Indonesia tiếp tục đối mặt với thách thức
Nhhiều thập kỷ qua, ngành ngân hàng của Indonesia đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và hỗ trợ phát triển toàn diện. Hệ thống ngân hàng của nước này đã phát triển đáng kể, chuyển đổi từ một cơ cấu chủ yếu truyền thống sang hệ thống áp dụng công nghệ hiện đại và các giải pháp ngân hàng kỹ thuật số. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể, nhưng ngành này vẫn tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức và cũng được hưởng lợi từ các cơ hội mới.
Phóng viên TTXVN dẫn thông tin từ tờ Jakarta Post cho thấy, trong năm 2024, ngành ngân hàng Indonesia đã phải đối mặt với nhiều thách thức do sự biến động toàn cầu. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm biến động địa chính trị bên ngoài và cả môi trường trong nước.
Năm 2024 thực sự là một năm khó khăn, với những biến động lớn nhất trên thị trường vốn ảnh hưởng đến ngành ngân hàng, đặc biệt là áp lực về thanh khoản và chất lượng tài sản.Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, tín dụng vẫn tăng trưởng ở mức 8,9% đến hơn 10%, đây là một trong những thành tích tốt nhất trong 6 năm qua. Các động lực chính của tăng trưởng tín dụng là tín dụng tiêu dùng và đầu tư, tăng lên 13,6% trong năm 2024, cao hơn so với 12,2% của năm 2023.
Đáng chú ý, lĩnh vực tài chính là một trong bốn lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế của Indonesia, cùng với lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sản xuất; nông nghiệp và đồn điền. Cả bốn lĩnh vực này đã đóng góp tới 43,6% tổng dư nợ quốc gia. Tăng trưởng cho vay được duy trì vững chắc cho đến cuối năm 2024, chủ yếu nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ lĩnh vực tiêu dùng, như cho vay nhà ở, xe cộ và hộ gia đình. Về chất lượng tài sản, các ngân hàng Indonesia đã được chứng minh là quản lý được rủi ro, được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu (NPL) chung tương đối ổn định vào tháng 11/2024 ở mức 2,2% gộp và 0,77% ròng. Xu hướng chất lượng cho vay đã được cải thiện kể từ quý II/2024. NPL của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), doanh nghiệp và người tiêu dùng đã giảm vào năm 2024 xuống tương ứng còn 4%, 1,72% và 1,85%. Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công tác hỗ trợ tạo hiệu suất cho vay ngân hàng với chính sách khuyến khích thận trọng vĩ mô (KLM). Tính đến tháng 10/2024, BI đã phân phối các ưu đãi của KLM lên tới 259.000 tỷ Rp (tương đương 16 tỷ USD) để hỗ trợ các khoản vay cho những lĩnh vực ưu tiên, bao gồm khoáng sản và chế biến hạ nguồn thực phẩm, ô tô, thương mại và điện, khí đốt và nước (LGA), cũng như các MSME và những lĩnh vực kinh tế sáng tạo và du lịch. Năm 2025, BI dự kiến sẽ cung cấp các ưu đãi vĩ mô quan trọng hơn, với tổng số tiền phân bổ đạt 290.000 tỷ Rp (hơn 18 tỷ USD). Sáng kiến này nhằm mục đích tăng cường thanh khoản và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường phân phối tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Các ngân hàng Indonesia được dự báo sẽ tiếp tục vững vàng trong năm 2025, bất chấp tình trạng thanh khoản eo hẹp và lo ngại gia tăng về nợ xấu ở một số phân khúc. Thanh khoản dự kiến sẽ vẫn thắt chặt, chủ yếu là do rủi ro biến động toàn cầu. Các ngân hàng lớn dự kiến sẽ duy trì tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) ở mức 86-88%. Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Mandiri, Andry Asmoro, triển vọng của ngành ngân hàng Indonesia vẫn thận trọng vì ngành này được cho là sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức tương tự như năm 2024, đặc biệt là từ các yếu tố bên ngoài như xu hướng kinh tế quốc tế và phản ứng chính sách toàn cầu, diễn biến địa chính trị và thay đổi về quy định toàn cầu. Ông Andry cho biết những thách thức này bao gồm, bất ổn kinh tế toàn cầu và phản ứng chính sách của các chính phủ và những ngân hàng trung ương chưa có sự rõ ràng. Các ngân hàng Indonesia, đặc biệt là những ngân hàng có tỷ trọng cho vay đáng kể trong các lĩnh vực định hướng xuất khẩu, phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao trong thời kỳ bất ổn kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, cạnh tranh toàn cầu về vốn và đầu tư sẽ ngày càng lớn hơn, trong khi tiêu dùng hộ gia đình có thu nhập trung bình đến thấp bị giảm. Cuối cùng, ông Andry lưu ý, biến đổi khí hậu cũng sẽ là một vấn đề đáng quan tâm, có thể gây tác động đến các hệ thống tài chính trên toàn thế giới và các ngân hàng Indonesia cũng không tránh khỏi những rủi ro này. Tần suất thiên tai ngày càng tăng, chẳng hạn như lũ lụt và động đất, có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế và khả năng trả nợ của người vay ở các khu vực bị ảnh hưởng. Ở thị trường trong nước, những thách thức sẽ đến từ cách các ngân hàng Indonesia quản lý chất lượng tài sản và vượt qua môi trường cạnh tranh chặt chẽ hơn trong việc khai thác thanh khoản. Tuy nhiên, những thách thức này cũng mang đến cơ hội đổi mới, hợp tác và tăng trưởng. Bằng cách áp dụng chuyển đổi số, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường những biện pháp an ninh mạng và đa dạng hóa danh mục đầu tư, các ngân hàng Indonesia có thể giảm thiểu những thách thức này và củng cố vị thế của mình trong hệ sinh thái tài chính toàn cầu. Thông qua những biện pháp chủ động, các ngân hàng Indonesia không chỉ có thể vượt qua những thách thức toàn cầu mà còn tận dụng được các cơ hội to lớn do hệ thống tài chính toàn cầu mang lại.- Từ khóa :
- ngành ngân hàng Indonesia
- kinh tế Indonesia
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Indonesia tìm kiếm cơ hội trong thách thức
05:30' - 08/01/2025
Năm 2024, Indonesia ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 5,02% so với năm 2023, nhờ đầu tư trực tiếp mạnh mẽ và xuất khẩu bền vững, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược như dầu cọ và nickel.
-
Thị trường
Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
21:35' - 07/01/2025
Việc mua lúa mì chỉ được thực hiện khi nguồn cung ngô trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó lúa mì sẽ là một lựa chọn thay thế để làm thức ăn chăn nuôi, vì giá cả phải chăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Agribank dành 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp
08:30'
Năm 2025, Agribank dành hơn 210.000 tỷ đồng vốn ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.
-
Ngân hàng
Chìa khóa mở ra cơ hội mới cho người hoàn lương
06:00'
Sau hơn một năm thực hiện, chương trình tín dụng cho người hoàn lương đã trở thành động lực quan trọng giúp nhiều người từng lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời.
-
Ngân hàng
Thương hiệu Sacombank tiếp tục thăng hạng
21:48' - 10/01/2025
Sacombank được đánh giá cao nhờ quy mô doanh thu lớn, hoạt động hiệu quả và ổn định trong bối cảnh nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực.
-
Ngân hàng
Động lực phát triển kinh tế bền vững từ tín dụng chính sách
19:46' - 10/01/2025
Nguồn vốn từ NHCSXH đã giúp hàng ngàn người dân Hà Nam cải thiện cuộc sống thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định và hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu.
-
Ngân hàng
Vietcombank lần đầu ghi nhận tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ đồng
17:53' - 10/01/2025
Vietcombank lần đầu tiên ghi nhận tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng tổng tài sản tối thiểu 10% trong năm 2025.
-
Ngân hàng
Đồng USD hướng đến chuỗi tuần tăng giá dài nhất trong hơn một năm
14:42' - 10/01/2025
Đồng USD có thể sẽ kéo dài chuỗi tăng giá hàng tuần dài nhất trong hơn một năm, nhờ đà tăng của lợi suất trái phiếu và dự báo về một loạt số liệu việc làm mạnh mẽ khác của Mỹ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/1: Giá USD nhích tăng, đồng NDT đứng yên
09:00' - 10/01/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.198 - 25.558 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Agribank - TOP10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
08:07' - 10/01/2025
Kết quả này khẳng định vị thế vững chắc của Agribank - NHTM Nhà nước hàng đầu hoạt đông hiệu quả, tăng trưởng bền vững, có nhiều đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
-
Ngân hàng
Đồng bảng Anh sụt giảm ngày thứ ba liên tiếp
19:57' - 09/01/2025
Đồng bảng Anh đang trong xu hướng giảm ba ngày liên tiếp và là mức giảm lớn nhất trong gần hai năm vào thứ Năm (9/1).