Ngành ngân hàng thích ứng như nào với cách mạng công nghiệp 4.0?
Vai trò, ứng dụng công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển thị trường tài chính - ngân hàng; hay những định hướng cho sự phát triển của ngành ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... là những vấn đề mà ông Phạm Tiến Dũng Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) đã trao đổi cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
*Phóng viên: Thưa ông, ngành ngân hàng đã chủ động thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào và một số kết quả mà ngành ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua?
*Ông Phạm Tiến Dũng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có nhiều tác động đến ngành ngân hàng. Những tác động này thể hiện trên rất nhiều mặt như về mô hình tổ chức kinh doanh, cung cấp sản phẩm dịch vụ, công việc liên quan đến an ninh an toàn bảo mật, đến những nhân tố bên ngoài của ngành ngân hàng. Để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành ngân hàng đã tích cực triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó, tập trung vào hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động thanh toán, hệ thống thanh toán, đảm bảo an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng; tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; tăng cường truyền thông và nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành ngân hàng. Đặc biệt, một vấn đề rất quan trọng mà ngành ngân hàng chú trọng là khâu đào tạo nguồn nhân lực để có thể thích ứng được yêu cầu rất cao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhờ đó, mà thời gian qua, ngành ngân hàng đã đạt được đã đạt được một số kết quả như với Ngân hàng Nhà nước hạ tầng thanh toán quốc gia đã đảm bảo việc cung cấp thông suốt an toàn liên tục với khối lượng thanh toán rất lớn cho toàn bộ hệ thống quốc gia. Các ngân hàng thương mại như Ngân hàng TPBank với dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank, VPbank với ứng dụng ngân hàng số Timo, Vietcombank với không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab, Vietinbank với Corebank thế hệ mới-hiệu suất cao, tích hợp đa dịch vụ và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) hiện đại, MB với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot phục vụ khách hàng 24x7 trên mạng xã hội; Ngân hàng OCB triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, đưa ra mô hình ngân hàng đa kênh đồng nhất, Techcombank với ứng dụng tư vấn tài chính tự động TCWealth, có thể tư vấn, cung ứng dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng...Hiện nay người dùng mobile có thể sử dụng nhiều dịch vụ như thanh toán chuyển tiền cá nhân, hay nhiều dịch vụ khác.
*Phóng viên: Vậy ngành ngân hàng đang gặp phải những khó khăn nào trong quá trình tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng trong thời gian tới là gì? *Ông Phạm Tiến Dũng: Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, đó là yêu cầu đối với cơ quan quản lý cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng thích ứng với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; với các tổ chức ngân hàng - tài chính. Cùng với đó là yêu cầu phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình quản trị điều hành, mô hình kinh doanh, cấu trúc lại sản phẩm, dịch vụ thích ứng với xu hướng khách hàng thế hệ số, nền kinh số cũng như cần thiết lập khuôn khổ, cơ chế hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro an ninh mạng và bảo vệ bí mật thông tin khách hàng trong kỷ nguyên số. Trong quá trình ứng dụng các kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phải quản lý được những thay đổi và đảm bảo rằng các dịch vụ an toàn bên cạnh việc triển khai các dịch vụ mới. Do vậy, định hướng của ngành ngân hàng trong thời gian tới là phải xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. như xây dựng cơ sở pháp lý cho ngân hàng đại lý và nhiều hoạt động khác. Để làm được việc này Ngân hàng nhà nước đã đề xuất trình Chính phủ ban hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho phép sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ mới đối với doanh nghiệp fintech trong lĩnh vực ngân hàng Bên cạnh đó, để sẵn sàng cung cấp dịch vụ xây dưng hạ tầng làm nền tảng cho việc cung cấp những dịch vụ số, đảm bảo được an ninh an toàn, thì phải tính đến cung cấp dịch vụ không chỉ phục vụ cho ngành ngân hàng mà phải tích hợp với các ngành khác như giao thông, dịch vụ công... *Phóng viên: Ngân hàng Nhà nước có những kiến nghị gì để có thể triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách nhanh chóng và hiệu quả? *Ông Phạm Tiến Dũng: Tôi cho rằng ở tầm quốc gia nên có một chiến lược chung về tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Trong chiến lược đó nêu rõ công việc cụ thể của từng bộ ngành phải làm để đảm bảo được mỗi bộ, ngành nhận thức được công việc cũng như có sự liên kết với nhau ... tính liên kết rất cao trong các nghiệp vụ. Tôi cũng đề xuất nên sớm triển khai cơ sở dữ liệu dùng chung. Đặc biệt, ngành ngân hàng cần cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở dữ liệu về sinh trắc học, triển khai những giải pháp sát thực hơn với thực tế, cung cấp những dữ liệu của công dân. Ngoài ra, chúng ta cần giáo dục đào tạo về kiến thức, nhận thức cho mọi người về cuộc cách mạng 4.0 này. *Phóng viên: Xin cảm ơn ông./.Xem thêm:
>>>Agribank hướng tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng đón đầu công nghiệp 4.0
13:01' - 14/07/2018
Đón đầu làn sóng công nghiệp 4.0, ngành ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị.
-
Kinh tế Thế giới
Ngân hàng Trung ương Thái Lan cảnh báo khả năng đồng baht mất giá
19:25' - 13/07/2018
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) cảnh báo về khả năng biến động của đồng baht trong thời gian tới.
-
Ngân hàng
Bộ Công Thương lên tiếng về việc 4 ngân hàng lớn đồng loạt tăng phí rút tiền qua ATM
16:51' - 13/07/2018
Trước đó, 4 “ông lớn” ngân hàng bao gồm Vietcombank, Agribank, VietinBank và BIDV đã đồng loạt thông báo tăng phí rút tiền nội mạng qua ATM.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 12/7: Cổ phiếu ngân hàng kéo các chỉ số tăng điểm
16:20' - 12/07/2018
Thị trường tăng nhưng thanh khoản giảm rất mạnh, không những nhà đầu tư nội thận trọng mà nhà đầu tư nước ngoài cũng giao dịch rất hạn chế.
-
Ngân hàng
Các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh phí rút tiền về mức cũ
17:48' - 10/07/2018
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đến chiều 10/7, mức phí rút tiền ATM nội mạng tại nhiều ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh về mức 1.100 đồng/giao dịch (đã gồm thuế VAT).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường
17:33' - 05/04/2025
Trong tuần, giá USD trong nước ghi nhận biến động mạnh trong phiên 3/4, thời điểm ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng tới 46% cho hàng hóa Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD phục hồi sau cú trượt dài
13:20' - 05/04/2025
Chỉ số đồng USD đã tăng 0,98% lên 103 trong phiên giao dịch chiều ngày 4/4.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7: Thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vùng
11:15' - 05/04/2025
Ngân hàng nhà nước chi nhánh Khu vực 7 được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Ngân hàng nhà nước 4 chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK ra mắt gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện
09:57' - 05/04/2025
Gói tài trợ cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt và tối ưu cho doanh nghiệp đang hoặc sẽ tham gia các dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
-
Tài chính & Ngân hàng
Rút ngắn hơn thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động
21:32' - 04/04/2025
Ước quý I/2025, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết cho 20.925 người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, tăng 36,27% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính toàn cầu: Một ngày “náo loạn”
09:57' - 04/04/2025
Một chuyên gia quản lý tài sản cảnh báo: “Các dòng vốn tháo chạy khỏi Mỹ đang ở mức khổng lồ”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng TP.HCM phục hồi: Vốn chảy mạnh vào sản xuất – kinh doanh
17:22' - 03/04/2025
Dù khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, tuy nhiên điểm tích cực là dòng tín dụng có xu hướng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hà Nội thu ngân sách quý I đạt gần 50% kế hoạch năm 2025
16:26' - 03/04/2025
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong quý I/2025 đạt 250,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 49,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc nhích tăng, đồng won vẫn chịu áp lực
08:17' - 03/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của BoK cho biết, tính đến cuối tháng Ba, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đạt 409,66 tỷ USD, tăng 450 triệu USD so với tháng trước đó.