Ngành nông nghiệp Pháp đang trong "tình trạng khẩn cấp"
Không hề cường điệu khi nói rằng đối với nước Pháp, "tình trạng khẩn cấp" không chỉ diễn ra dưới góc độ an ninh, mà còn đang diễn ra trong ngành nông nghiệp.
cuộc khủng hoảng sâu sắc và kéo dài trong ngành nông nghiệp Pháp đang đe dọa trực tiếp cuộc sống của hàng trăm nghìn nông dân, đồng thời để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp Pháp -một trong những nền nông nghiệp phát triển nhất châu Âu và cũng là niềm tự hào của nước này.
Tại cuộc triển lãm quốc tế nông nghiệp lần thứ 53 của Pháp, diễn ra tại Paris (từ 27/2 đến 6/3), vốn được coi là lăng kính phản ánh hoạt động của giới nông nghiệp Pháp, "tình trạng khẩn cấp" đó được thể hiện rõ hơn bao giờ hết khi một số nông dân đã có thái độ quá khích đối với Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Manuel Valls khi các nhà lãnh đạo này viếng thăm các gian trưng bày tại đây.
Thái độ đó giải thích phần nào sự giận dữ, bất mãn được tích tụ bấy lâu của người nông dân trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nông nghiệp đang ngày càng trở nên trầm trọng.
Trong năm 2015 đã diễn ra rất nhiều cuộc biểu tình của nông dân nhằm phản đối việc giá nông sản sụt giảm mạnh. Các tổ chức công đoàn đứng đầu là Liên đoàn quốc gia các nghiệp đoàn nông dân Pháp (FNSEA) tổ chức biểu tình không chỉ ở phạm vi từng địa phương mà lan rộng ra nhiều vùng miền trên toàn nước Pháp.
Nông dân Pháp đang ngày một nghèo đi
Thực tế là thời gian qua, nông dân Pháp có cảm giác bị Chính phủ bỏ rơi. Việc giá nông sản bị thả nổi khiến người nông dân phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh, đẩy một bộ phận đến bên bờ vực phá sản.
Báo Le Monde số ra mới đây trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Sylvie Brunel cho rằng, nông dân làm những công việc rất đáng trân trọng, họ xứng đáng được nhận phần chia công bằng từ những giá trị gia tăng mà họ mang lại cho nền kinh tế Pháp, bởi vì một lao động nông nghiệp tạo ra từ 5-7 việc làm cho lĩnh vực chăn nuôi và chế biến.
Cần phải công nhận giá trị lao động của họ. Ngoài ra, các sản phẩm do họ làm ra không chỉ có chất lượng cao, mà còn rẻ và an toàn, vì vậy, phải ưu tiên các sản phẩm "Made in France".
Cũng theo tờ báo, ngành nông nghiệp Pháp đã đạt được nhiều tiến bộ ngoạn mục trong nhiều thập kỷ qua. Ngày nay, chỉ với 3,3% lực lượng lao động, nông dân Pháp đủ khả năng nuôi cả nước Pháp. Tuy nhiên, tiến trình toàn cầu hóa đang khiến họ phải gánh chịu một số hậu quả đau đớn, điển hình nhất là thu nhập liên tục giảm.
Thu nhập bình quân của nông dân đã giảm từ 18.300 euro trong năm 2013 xuống còn 14.500 vào năm 2014, tức là chỉ còn 1.208 euro/người/tháng, tương đương mức lương tối thiểu tại Pháp.
Với mức lương này, họ còn phải trả các chi phí sản xuất khác như tiền khí đốt, điện, nước… Giá thu mua các sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh trong những năm qua khiến người nông dân không thu được lợi nhuận, thậm chí không được trả công cho sự lao động của mình.
"Bắt bệnh" nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Kể từ mùa Hè 2015, cuộc khủng hoảng giá nông sản tại Pháp trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Giá thịt bò và thịt lợn giảm từ 6-8%, giá sữa giảm 17% so với năm 2014. Nhưng đâu là nguyên nhân sâu xa?
Trong các cuộc biểu tình của nông dân, đối tượng đầu tiên bị các tổ chức công đoàn “buộc tội” bao giờ cũng là Chính phủ. Nông dân cho rằng Chính phủ Pháp đã hành động “quá ít và quá chậm”, không có các chính sách vĩ mô nhằm điều tiết thị trường nông sản, đặc biệt là thị trường thịt lợn, thịt bò và sữa.
Họ cũng cho rằng Chính phủ đã không phản đối một cách quyết liệt các chính sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU), dẫn đến sản xuất dư thừa, nguồn cung ồ ạt trong toàn khối.
Công bằng mà nói, Chính phủ Pháp đã rất nỗ lực giải quyết các khó khăn của nông dân bằng cách tổ chức nhiều cuộc đàm phán, thương lượng giữa Chính phủ với các đối tác xã hội gồm đại diện của nông dân, các doanh nghiệp chế biến và các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh nhằm tìm giải pháp hướng đến sự cân bằng về lợi ích, tránh để hệ thống siêu thị, các nhà phân phối và ngành công nghiệp chế biến bắt tay nhau hạ giá nông sản.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do lựa chọn nhà cung ứng. Nếu các doanh nghiệp chế biến không mua được nguyên liệu với mức giá theo họ là "hợp lý", thì họ dọa sẽ mua sản phẩm cùng loại của các nước láng giềng.
Nông dân Pháp cho rằng, ngoài Chính phủ thì các chính sách của EU hiện nay cũng là “thủ phạm” dẫn đến tình trạng khốn khó của họ. Họ tố cáo chính sách bãi bỏ hạn ngạch sản xuất của EU, thay vào đó bằng hỗ trợ thu nhập.
Cụ thể, hạn ngạch sản xuất sữa đã được dỡ bỏ ngày 1/4/2015, sau 31 năm duy trì. Tuy nhiên, các nước có thế mạnh như Đức, Hà Lan, Ireland ngay lập tức đã gia tăng sản lượng sữa.
Nông dân các nước như Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… buộc phải chạy đua trong việc mở rộng quy mô trang trại nhằm tăng sản lượng, bù đắp việc giá thu mua sụt giảm.
Theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC), các nước châu Âu đã tăng 5,5% sản lượng sữa trong vòng một năm, từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2015.
Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nông nghiệp ở phạm vi toàn khối là ngày 7/9/2015, nhân cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng Nông nghiệp EU diễn ra tại Brussels (Bỉ), nông dân Pháp cùng với nông dân nhiều nước đã phong tỏa trụ sở EU đòi được đảm bảo về giá nông sản.
Song cần phải biết rằng, Bộ trưởng các nước EU cũng không còn nhiều dư địa để hành động bởi vì các khoản hỗ trợ cho nông dân không phù hợp với các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà EU đã phê chuẩn và cam kết thực hiện.
Ngoài ra, nông dân Pháp còn tố cáo một số nước đứng đầu là Đức thuê nhân công đến từ Đông Âu với thù lao thấp để có được chi phí sản xuất thấp. Họ gọi hiện tượng này là "phá giá nhân công lao động" (dumping social).
Thực ra, việc này liên quan đến phương thức, mô hình và thói quen sản xuất nông nghiệp. Các trang trại ở Pháp thường mang tính gia đình với quy mô vừa và nhỏ.
Số lượng đàn bò trong một trang trại thường dưới 100 con trong khi quy mô sản xuất ở Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha lớn hơn nhiều, với những trang trại trên 1.000 con, cá biệt có những trang trại với 3.000-4.000 con bò.
Tại đây, toàn bộ quy trình chăn nuôi đã được công nghiệp hóa với các thiết bị hiện đại. Việc thuê nhân công đến từ Đông Âu cũng phù hợp với quy định của EU về dịch chuyển lao động và người dân các nước Đông Âu cũng chấp nhận mức thù lao thấp hơn do chênh lệch về mức sống giữa Đông và Tây Âu.
Nhìn một cách đa chiều thì các nước có nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn, có tính cạnh tranh cao cũng phản đối chính sách của EU vì dành một ngân sách quá lớn (38%) cho chính sách nông nghiệp chung (PAC) vào thời điểm mà châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn, như cuộc khủng hoảng di cư.
Trong cuộc khủng hoảng nông nghiệp này, rõ ràng là nền nông nghiệp Pháp cần phải thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh cải cách để phù hợp với tình hình mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU chê trách Pháp, Italy, Bồ Đào Nha chi tiêu “quá tay”
09:02' - 10/03/2016
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/3 nói rằng Pháp, Italy và Bồ Đào Nha vi phạm quy định của Liên minh châu Âu (EU) về chi tiêu công và sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ Brussels.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Hội chợ nông nghiệp thu hút đông đảo khách tham quan
10:06' - 28/02/2016
Khách tham quan hội chợ được mời tham gia nhiều cuộc thi tìm hiểu đặc sản và được nếm các món ăn đặc sắc vùng miền như xúc xích, pho mát, patê gan ngỗng, mứt...
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thâm hụt kỷ lục
10:57' - 26/02/2016
Sau tám năm thất nghiệp không ngừng tăng cao, quỹ bảo hiểm thất nghiệp của Pháp đang nợ 25,8 tỷ euro, con số này ước lên đến 29,4 tỷ euro vào cuối năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.