Ngành Nông nghiệp tập trung nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu
Toàn ngành nỗ lực phấn đấu, tập trung nguồn lực, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và hoàn thành thắng lợi mục tiêu kế hoạch đề ra.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt chỉ tiêu cơ bản là: tốc độ tăng trưởng GDP ngành từ 2,8 - 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 2,9 - 3,05%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 42%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%; thành lập mới 2.000 hợp tác xã nông nghiệp để cả nước có 17.000 hợp tác xã nông nghiệp.
Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, toàn ngành xác định “Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”.
Ngành sẽ hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển ngành. Điển hình là việc hoàn thành để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, ngành sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn.
Ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả cao với quy mô phù hợp theo từng ngành hàng, sản phẩm và thị trường.
“Thực hiện xoay trục chiến lược 3 nhóm sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng vùng miền, thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả, sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.
Lĩnh vực trồng trọt sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các địa phương sẽ sử dụng linh hoạt, có hiệu quả diện tích đất trồng lúa, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, thu nhập cao hơn.
Với chăn nuôi, để có tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt trên 4,15%, cùng với việc tập trung các nguồn lực ngăn chặn lây lan, phát tán, tiến tới khống chế dịch tả lợn châu Phi; phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm, ngành sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn; tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng.
Thủy sản sẽ tiếp tục phát triển đồng bộ cả khai thác và nuôi trồng để có sản lượng đạt 8,6 triệu tấn.
Nuôi trồng thủy sản sẽ giữ ổn định diện tích nuôi cá tra 5.400 ha; nuôi tôm sú 626.500 ha; phát huy lợi thế nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng phù hợp và duy trì khoảng 110.000 ha.
Ngành sẽ đẩy mạnh phát triển giống thủy sản chủ lực, có giá trị hàng hóa cao như: tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, cá rô phi, nhóm cá nuôi nước lạnh, nhuyễn thể… để chủ động 100% nguồn giống trong nước phục vụ nuôi thương phẩm.
Với khai thác thủy sản, ngành sẽ giảm sản lượng khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi; triển khai đồng bộ, hiệu quả các khuyến nghị mà Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra để gỡ “thẻ vàng” của EC và hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững; chấm dứt tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý, không khai khai báo; hài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.
Lâm nghiệp sẽ triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng; trong đó tập trung trồng, chăm sóc rừng, công tác phòng, chữa cháy rừng; nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá tri của từng loại rừng; đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.
Đặc biệt, ngành sẽ triển khai hiệu quả, đồng bộ Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/PLEGT) đã được phê duyệt, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU.
Để phát triển thương mại, thúc đẩy tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đảm bảo mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 42 tỷ USD, ngành sẽ nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, gia tăng xuất khẩu nông sản có lợi thế, thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản hiệu quả...
Ngành đẩy mạnh phát triển thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm chủ lực; tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết có hiệu quả vấn đề kiểm dịch động, thực vật, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng và truy xuất nguồn gốc, xuất sứ hàng hóa.
Với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao; đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Cả nước phấn đấu có khoảng 2.400 sản phẩm được chuẩn hóa theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bộ sẽ phối hợp hỗ trợ các làng nghề, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống theo hướng hiện đại có sức cạnh tranh cao.
Nhằm đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh kết nối nông - công nghiệp, đô thị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án hoàn thành trong năm 2020.
Bộ cũng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, để tập trung vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phục vụ cơ cấu lại ngành và phòng chống thiên tai./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ở Bạc Liêu
17:53' - 10/01/2020
Ngày 10/1, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do ông Mochio Horiuchi, Chủ tịch Công ty Công nghệ Gió Mặt trời làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu.
-
Doanh nghiệp
Hậu Giang ưu đãi thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
15:30' - 19/12/2019
Ngày 19/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất theo hướng công nghệ cao.
-
Doanh nghiệp
65 doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
11:45' - 03/10/2019
Tính đến thời điểm này đã có 65 doanh nghiệp, với 66 dự án đăng ký xin chủ trương đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý nghiêm việc sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong sản xuất nông nghiệp
15:57'
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm việc sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong sản xuất nông nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc
15:33'
Ngày 31/3, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam Nguyễn Hữu Trung cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc thức ăn khiến 18 em học sinh nhập viện.
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 50 golf thủ Việt Nam thi đấu tại giải Sakura Championship 2023 ở Nhật Bản
15:31'
Ngày 31/3, hơn 50 golf thủ đến từ Việt Nam cùng với một số khách mời Nhật Bản đã tham dự giải Sakura Championship 2023 tại sân Fuji Kokusai Golf Club ở tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội quyết tâm lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường
14:55'
Gần 1 tháng qua, đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Hà Nội được đông đảo người dân và dư luận quan tâm.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ 1/4 sẽ khóa 1 chiều những SIM điện thoại không chuẩn hóa thông tin
14:50'
Tính đến hết ngày 30/3 đã có hơn 1,99 triệu thuê bao được chuẩn hóa thông tin trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo thủ đoạn chiếm đoạt quyền sử dụng số thuê bao di động cá nhân
14:49'
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác đối với các cuộc gọi từ số máy lạ, cuộc gọi dưới danh nghĩa nhân viên các nhà mạng viễn thông.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương khắc phục vệt dầu vón cục xuất hiện ở bờ biển Tuy Hòa
14:11'
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với UBND thành phố Tuy Hòa thu gom vệt dầu vón cục trên bãi biển thành phố và dự kiến sẽ xong trong ngày 31/3.
-
Kinh tế & Xã hội
Cựu Tổng Giám đốc Công ty Nhà Đà Nẵng lĩnh án 5 năm tù
14:10'
Ngày 31/3, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên án sơ thẩm vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
14:09'
Ngày 31/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị mở rộng để triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.