Nghề đánh bắt cá trước mối nguy biến đổi khí hậu (Phần 1)
Đó là lời cảnh báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), được đưa ra trong báo cáo mới nhất về thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hệ thống lương thực và nông nghiệp.
Theo FAO, sự khác biệt lớn nhất giữa nghề khai thác thuỷ sản và các ngành công nghiệp thực phẩm khác nằm ở mối liên kết và sự phản ứng đối với tình trạng biến đổi khí hậu, cũng như những hệ quả của nó đối với vấn đề an ninh lương thực. Không giống hầu hết các động vật trên cạn, những loài động vật thủy sinh có tính biến nhiệt cao. Điều này có nghĩa là nhiệt độ cơ thể của chúng thay đổi theo nhiệt độ môi trường, bất kỳ thay đổi nào trong nhiệt độ môi trường sống cũng đều ảnh hưởng đáng kể đến quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng, năng suất, khả năng sinh sản theo mùa cũng như sự mẫn cảm đối với các loại dịch bệnh và độc tố.Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu đối với nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Ở những vùng biển, các điều kiện thời tiết khắc nghiệt liên tục xảy ra với cường độ ngày một lớn, trong đó phải kể đến hiện tượng El Niño ở Nam Thái Bình Dương (hiện tượng tự nhiên làm cho nhiệt độ bề mặt nước biển nóng lên).Dự kiến, sự nóng lên liên tục của các đại dương trên thế giới có thể sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ khác nhau trên từng vùng miền. Trong đó, khu vực Đại Tây Dương có dấu hiệu nóng lên đặc biệt rõ ràng. Tình trạng này tạo ra sự thay đổi trong tỷ lệ phân bổ cá, đổ dồn đến những vùng có nước biển ấm hơn so với những nơi lạnh lẽo. Bên cạnh đó, sự thay đổi về độ mặn của nước cũng đang diễn ra, với các vùng biển ở vĩ độ cao có độ mặn giảm do lượng mưa lớn, dòng chảy cao, tình trạng băng tan và tác động của khí quyển. Cùng với đó, tính axit của các đại dương cũng lớn hơn, mang lại nhiều hậu quả tiêu cực đối với các rạn san hô và một số sinh vật biển khác.Theo báo cáo của FAO, mặc dù có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, song cả thế giới đang trải qua những thay đổi lớn trong ngành sản xuất thủy sản ở biển và đại dương. Đối với bộ phận người dân phụ thuộc nhiều vào nghề cá, bất kỳ sự suy giảm nào về nguồn cung hoặc chất lượng cá để làm thức ăn hoặc làm gia tăng sự bất ổn đối với chiếc “cần câu cơm” của họ sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Những cộng đồng đánh bắt cá nằm ở vị trí vĩ độ cao, cộng đồng phụ thuộc vào khai thác sản phẩm chịu tác động từ biến đổi khí hậu, chẳng hạn như hệ thống rạn san hô hoặc san hô, sẽ chịu tác động lớn nhất. Ngoài ra, cộng đồng nghề cá nằm ở vùng đồng bằng, đảo san hô và vùng biển có băng sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương trước nguy cơ mực nước biển dâng cao và tình trạng lũ lụt, xâm nhập mặn cũng như xói mòn bờ biển.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phát triển bền vững ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản
22:26' - 14/11/2018
Tận dụng các phụ phẩm thủy hải sản để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng là giải pháp nâng cao giá trị và phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất khẩu thủy sản đạt 7,24 tỷ USD
11:28' - 06/11/2018
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản tháng 10/2018 ước đạt 873 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng qua đạt 7,24 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" thủy sản được đánh giá cao
22:38' - 31/10/2018
Các Nghị sĩ châu Âu đánh giá Việt Nam có nhiều tiến bộ quan trọng về cải cách khuôn khổ pháp lý thực hiện theo khuyến nghị của EC, tích cực thực hiện tốt các biện pháp cấp bách để tháo gỡ “thẻ vàng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bốn thị trường nhập khẩu mạnh thủy sản Việt Nam
11:12' - 05/10/2018
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 9/2018 ước đạt 799 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng qua ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.