Nghề nuôi thủy sản phục hồi mạnh
Địa phương cũng đã thu hoạch được gần 81.000 tấn tôm cá các loại, tăng hơn 9,6% so cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, nuôi trồng thủy sản đang là một trong những ngành phục hồi mạnh mẽ khi địa phương trở lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và các năm tiếp theo.
Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Tiền, tiếp giáp với biển Đông, địa hình đa dạng với các vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, là nguồn nông sản chế biến xuất khẩu lớn như: tôm sú, tôm thẻ….
Nhằm phát huy lợi thế trên, tỉnh đã hình thành những vùng nuôi thủy sản tập trung lớn ở cả ba vùng sinh thái như: nuôi tôm sú và tôm thẻ ở ven biển Gò Công Đông và Tân Phú Đông, nuôi cá tra thương phẩm trên các cù lao trên sông Tiền thuộc các huyện Cai Lậy và Cái Bè phía thượng lưu, nuôi và sản xuất cá giống nước ngọt ở vùng ven Đồng Tháp Mười, nuôi cá lồng bè trên sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy, nuôi cá lồng ghép trong các mô hình VAC, VACR...
Đáng chú ý, để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, Tiền Giang tăng cường khuyến ngư, khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả như nuôi thâm canh, nuôi an toàn sinh học, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao... Tại hai huyện ven biển Tân Phú Đông và Gò Công Đông đã có hàng trăm hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn hoặc 3 giai đoạn trên diện tích khoảng 300 ha.Mô hình này cho năng suất rất cao, từ 40 tấn đến 50 tấn/ ha và sản lượng thu hoạch trong năm qua đạt khoảng 2.000 tấn, chiếm đến 10,07% tổng sản lượng tôm nuôi trong tỉnh.
Ngoài ra, nuôi thủy sản theo hướng GAP cũng được tỉnh Tiền Giang khuyến khích nhằm nâng cao chất lượng nguồn nông sản hàng hóa tham gia thị trường, đảm bảo an toàn và truy xuất được nguồn gốc. Toàn tỉnh hiện có gần 70 ha nuôi thủy sản đạt chứng nhận VietGAP hoặc GlobalGAP. Nhiều nông dân nhạy bén trong làm ăn đã phát triển những đối tương nuôi thủy sản mới mang lại hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá sấu, nuôi và ương dưỡng cá giống, nuôi nhuyễn thể hai mãnh võ ở ven biển Gò Công... Đã thiết thực mở hướng phát triển kinh tế hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu vừa phát huy tốt tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề tại địa phương. Bà Lê Thị Bích Vân, cư ngụ tại xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông nhiều năm nay nuôi cá sấu đã mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Với tổng đàn cá sấu 150 con, mỗi năm bà thu lợi nhuận ròng từ 120 - 130 triệu đồng. Theo bà Vân, cá sấu dễ nuôi, lợi nhuận cao. Nhờ phát triển nuôi cá sấu, kinh tế gia đình bà ngày càng khấm khá. Còn ông Trần Văn Chỉ, cư ngụ tại ấp Tân Phú, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông chuyên về nuôi nghêu ven biển Tân Thành cung ứng tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu.Hiện ông sở hữu 6 ha mặt nước nuôi nghêu, trung bình mỗi năm đạt sản lượng 60 tấn, bán trừ chi phí còn lãi ròng trên nửa tỷ đồng. Ông Chỉ là điển hình làm giàu từ nghề nuôi nghêu ở ven biển Gò Công.
Tân Phú Đông là huyện cù lao ven biển của tỉnh Tiền Giang. Tại đây, điều kiện thiên nhiên khắt nghiệt, hàng năm thường xuyên bị thiên tai hạn mặn đe dọa sản xuất và đời sống. Trước tình hình trên và để thích ứng biến đổi khí hậu, các xã ven biển như: Phú Tân, Phú Đông…phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi luân vụ tôm – lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Sáu Hà, cư ngụ tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông nuôi 13 ha tôm sú theo mô hình quảng canh cài tiến. Ông cho biết, sau khi trừ chi phí, ông thu lãi ròng từ 300 triệu đồng đến 350 triệu đồng từ nguồn lợi tôm và các đối tượng thủy sản khác trong ao. Nhờ mô hình này, nhiều năm nay, cuộc sống gia đình ông đã khấm khá hẳn lên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá, trong thời gian qua, mặc dù tình hình hạn mặn, thiên tai diễn ra trên diện rộng nhưng việc phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn vẫn phát triển tương đối ổn định. Đa số hộ nuôi đều có lợi nhuận tăng khá, thu nhập hộ nuôi bảo đảm. Đặc biệt, giá cá tra trong những tháng đầu năm 2022 tăng khá khi tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Giá cá tra thương phẩm tại địa phương đang ở mức 30.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Hộ nuôi cá tra rất phấn khởi. Tại Tiền Giang, hiện có khoảng 100 ha cá tra, chủ yếu nuôi trên các cồn bãi, cù lao trên sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy và Cái Bè, cung ứng cho các doanh nghiệp chuyên chế biến cá tra xuất khẩu tại địa phương. Giá tôm thương phẩm ở vùng nuôi ven biển Gò Công cũng đang tăng khá. Theo ông Ngô Minh Tuấn, hộ nuôi tôm tại xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, giá tôm thẻ tại địa phương dao động trong khoảng từ 95.000 - 105.000 đồng đối với kích cỡ 100 con/kg, 123.000 - 128.000 đồng/kg đối với kích cỡ 50 con/kg.Loại tôm thẻ lớn, cỡ 30 con/kg có giá khoảng 170.000 đồng/kg, tôm cỡ 20 con/kg có giá từ 230.000 đồng/kg trở lên. Nhìn chung, giá tôm thẻ hiện nay tăng hơn từ 20.000 - 25.000 đồng/kg tùy loại so với cùng kỳ năm trước.
Đây thực sự là một tin vui cho nghề nuôi tôm nước mặn, lợ ở huyện cù lao Tân Phú Đông, hứa hẹn triển vọng phục hồi tốt sau đại dịch COVID-19, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bù đắp cho những thiệt hại đối với sản xuất – đời sống bởi dịch bệnh vừa qua./.- Từ khóa :
- Tiêng giang
- nuôi thủy sản ở tiền giang
- cai lậy
- cái bè
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi công dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo - Tiền Giang
11:57' - 06/06/2022
Giai đoạn II, nâng cấp kênh Chợ Gạo sẽ tập trung vào nạo vét mở rộng luồng chạy tàu bờ Nam đảm bảo bề rộng lên hơn 50 m, chiều dài 9,85 km; bảo vệ bờ phía bờ Nam chiều dài 9,85 km.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khả quan
22:18' - 05/06/2022
Phóng viên TTXVN thường trú tại Trung Quốc đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc xoay quanh tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Những hình ảnh trên công trường thi công kênh Chợ Gạo - Tiền Giang
12:48' - 05/06/2022
Kênh Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) là tuyến đường thủy huyết mạch nối liền các tỉnh Tây Nam bộ với Tp. Hồ Chí Minh. Dự án nâng cấp kênh này đang được các nhà thầu đẩy nhanh thi công.
-
DN cần biết
VASEP sẽ phát hành “Bản đồ doanh nghiệp thủy sản Việt Nam"
15:08' - 02/06/2022
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cùng Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường dự kiến sẽ tái bản và phát hành “Bản đồ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
-
Hàng hoá
5 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng gần 17%
16:23' - 30/05/2022
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 41,3 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2021; riêng xuất khẩu đạt khoảng 23,2 tỷ USD, tăng 16,8%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.