Nghị định 67 góp phần hiện đại hoá và nâng cao sản xuất thuỷ sản
Ngày 18/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67). Tham dự hội nghị có đại diện các địa phương, ngân hàng thương mại, các ngư dân được UBND tỉnh phê duyệt đóng mới tàu.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các nhóm chính sách theo Nghị định 67. Cùng với đó, tổ chức hướng dẫn ngư dân thực hiện chính sách duy tu sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép, tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn thuyền viên vận hành tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới.Bên cạnh đó, phối hợp với ngân hàng theo dõi, đôn đốc các chủ tàu cá đã được vay vốn theo Nghị định 67 thực hiện trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Ngoài ra, phối hợp với ngân hàng, các địa phương rà soát số lượng tàu cá đóng mới theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh nhưng chưa triển khai thực hiện tiếp tục đôn đốc triển khai thực hiện.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Thành, Chi cục phó Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 67 trên địa bàn tỉnh, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành về hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh, chính sách phát triển thủy sản đã đạt được một số kết quả tốt, được người dân nhiệt tình hưởng ứng, ngày càng đi vào cuộc sống, tạo được niềm tin lớn cho ngư dân, thúc đẩy đầu tư phát triển ngành nghề thủy sản, giải quyết một phần khó khăn, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân và người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, góp phần từng bước hiện đại hóa đội tàu của tỉnh, hướng đến mục tiêu phát triển nghề khai thác hải sản gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Tính đến ngày 31/7/2017, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt cho 116 tàu đóng mới, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2.143 tỷ đồng; 118 tàu nâng cấp, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 357 tỷ đồng và 3 tàu được vay vốn lưu động theo Nghị định 67.Đến nay, số tàu đóng mới, nâng cấp được các chi nhánh ngân hàng thương mại ký hợp đồng cho vay là 64 tàu, mới đạt 54,31% (63 tàu đóng mới, 1 tàu nâng cấp), với tổng số tiền cam kết cho vay hơn 970 tỷ đồng, đã giải ngân cho vay hơn 893 tỷ đồng.
Trong số tàu đóng mới đã có 48 tàu đã đi vào hoạt động, các tàu đi vào hoạt động đều có hiệu quả, 23 tàu đã trả nợ ngân hàng với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng.
Về chính sách bảo hiểm, trong năm 2015-2016, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã sử dụng ngân sách địa phương để chi trả kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho 2.170 tàu cá với, với tổng kinh phí là hơn 53 tỷ đồng.Về chính sách ưu đãi thuế, từ năm 2014 đến hết năm 2016 tỉnh đã thực hiện miễn, giảm thuế tài nguyên, miễn thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân cho 1.322 trường hợp là hộ gia đình, cá nhân hành nghề đánh bắt hải sản và miễn thuế môn bài cho 5 doanh nghiệp nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh, với số tiền hơn 137 triệu đồng; miễn thuế thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt, trực tiêp khai thác hải sản cho 30 trường hợp, với số tiền hơn 296 triệu đồng…
Theo đánh giá, từ những chính sách của Nghị định 67 đã tạo động lực cho ngư dân chủ động tham gia thực hiện chính sách, góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu ngành khai thác hải sản theo hướng bền vững, ngư dân mạnh dạn đầu tư trang bị hiện đại và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tổ chức lại sản xuất trên biển. Tại hội nghị, một số tồn tại, hạn chế của Nghị định 67 cũng đã được nêu lên như: Các mẫu thiết kế tàu cá đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố để bà con lựa chọn theo mẫu đã phê duyệt, mà tự liên hệ với đơn vị thiết kế theo yêu cầu, nên không được hỗ trợ chi phí thiết kế vừa tốn kém và mất rất nhiều thời gian.Việc này dẫn đến khâu thẩm định tổng dự toán đóng mới tàu cá của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn vì chưa có hướng dẫn. Bên cạnh đó, nhiều định mức còn mới nên việc giải ngân vốn vay chậm so với dự kiến.
Ngoài ra, chủ tàu được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 nhưng chậm triển khai, còn lúng túng trong lập hồ sơ vay vốn, không cung cấp đủ hồ sơ chứng từ để ngân hàng thương mại có cơ sở thẩm định phương án vay vốn, trả nợ.Cùng với đó, trong quá trình lập hồ sơ vay vốn, thiết kế thi công đóng mới, nhiều chủ tàu đã thay đổi thiết kế, công suất, tổng dự toán nhiều lần nên phải điều chỉnh so với quyết định phê duyệt ban đầu, dẫn đến tiến độ đóng mới tàu cá còn chậm. Một số chính sách ban hành nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống, do thực tế không phát sinh hoặc không đủ điều kiện được hỗ trợ./.
- Từ khóa :
- nghị định 67
- ngư dân
- đóng tàu biển
- tàu vỏ sắt
- ngư dân
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định 67: Chủ trương lớn tạo đột phá đồng bộ
12:04' - 04/08/2017
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá: “Đây là chủ trương lớn đột phá đồng bộ, đúng và trúng với nguyện vọng của ngư dân, nhằm góp phần vào phát triển kinh tế biển".
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục ngay những hạn chế tại Nghị định 67
14:18' - 01/08/2017
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu: "Các bộ, ngành và các địa phương phải khắc phục ngay những hạn chế tại Nghị định 67 diễn ra thời gian qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Thuận thực hiện hiệu quả Nghị định 67
16:02' - 25/07/2017
Nhờ chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67, gia đình có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để đầu tư đóng tàu có công suất và kích thước lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh Hóa kiến nghị khoanh nợ cho chủ tàu cá đóng theo Nghị định 67 bị hư hỏng
16:12' - 20/07/2017
Tỉnh Thanh Hóa kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét khoanh nợ, giãn nợ cho chủ tàu được hưởng hỗ trợ lãi suất trong thời gian tàu bị hư hỏng, nằm bờ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.