Nghị quyết 42 tác động thế nào tới các ngân hàng thương mại?
Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời được đánh giá như chiếc chìa khóa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thay đổi nhận thức
Nghị quyết 42 chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2017. Tuy nhiên từ trước ngày này, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có nợ xấu đã tới ngân hàng để bàn giải pháp phối hợp xử lý thay vì chây ỳ như trước đây.
Lý giải về điều này, ông Phạm Mạnh Thắng – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho rằng: "Nghị quyết 42 đã giúp mọi người hiểu rõ đâu là nguyên nhân phát sinh nợ xấu và từ đó làm thay đổi nhận thức, ý thức của cả khách nợ lẫn chủ nợ".Theo ông Thắng, với hệ thống luật pháp như trước đây, thời gian xử lý nợ kéo dài, đôi khi ra tòa tới 3-5 năm vẫn chưa xử lý được, gây tốn kém không chỉ cho các ngân hàng thương mại mà cả nhà nước bởi nhiều chi phí phát sinh. Dựa vào đó, nhiều khách nợ chây ỳ, kiếm lợi cho bản thân. Chưa kể tới việc quá trình xử lý nợ kéo dài còn ảnh hưởng rất lớn đến những người lao động trong doanh nghiệp có nợ xấu và cả các đối tác liên quan tới doanh nghiệp đó.
Ông Phạm Mạnh Thắng khẳng định xử lý nợ xấu được đưa lên làm nhiệm vụ hàng đầu của Vietcombank, không phải chỉ đến khi nợ xấu xảy ra mới xử lý mà ngay từ đầu vào, Vietcombank đã xem xét lại chính sách, quy trình cho vay, đánh giá khách hàng cũng như đào tạo lại nhân viên tín dụng. Nhờ đó, từ năm 2011-2015, Vietcombank đã xử lý được khoảng 28.000 tỷ đồng nợ có vấn đề, nợ xấu và nợ ngoại bảng; đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này xuống dưới mức 2% và tại thời điểm này là dưới 1,5% (theo thống kê 6 tháng đầu năm 2017).Rốt ráo triển khai
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) là ngân hàng đầu tiên đưa ra chương trình hành động với những giải pháp rất cụ thể để “giải cứu” nợ xấu ngay sau khi Nghị quyết 42 được ban hành.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh cho biêt, ngân hàng này sẽ ban hành Nghị quyết về miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017 (ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực). Đồng thời, Agribank cũng áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% số lãi tồn đọng. Với chính sách và cơ chế này, số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm lên tới vài chục ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Agribank sẽ thực hiện cho vay hỗ trợ khó khăn đối với tất cả khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, đã bán của Agribank nay có nguyện vọng, khả năng và điều kiện khôi phục sản xuất, từng bước tạo nguồn trả nợ ngân hàng. Đây có thể coi là chính sách ưu đãi với khách hàng đang có nợ xấu… Chủ tịch Trịnh Ngọc Khánh nhấn mạnh: "Nghị quyết 42 là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức, là điều kiện cần, nhưng để thu hồi nợ có hiệu quả, phải có điều kiện đủ đó là triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nội dung Nghị quyết này của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đến toàn hệ thống và toàn thể cán bộ, nhân viên Agribank".Đồng quan điểm này, ngay sau khi Nghị quyết 42 được Quốc hội ban hành, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã nhanh chóng có văn bản chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống và các phòng/ban Trụ sở chính chủ động nghiên cứu kỹ nội dung Nghị quyết để nắm bắt những điểm chính, tác động trực tiếp đến việc thực hiện xử lý nợ xấu tại VietinBank đặc biệt trong bối cảnh VietinBank là 1 trong 7 đơn vị được NHNN lựa chọn “làm điểm” trong việc triển khai Nghị quyết 42.
Cùng với đó, VietinBank còn tổ chức Hội nghị trực tuyến truyền thông Nghị quyết 42 để một lần nữa phổ biến rộng rãi Nghị quyết đến các chi nhánh và phòng/ban chuyên môn trên toàn hệ thống, đồng thời ghi nhận những phản hồi, những khó khăn vướng mắc có thể phát sinh khi triển khai thực tế.Kỳ vọng mới
Nhìn lại quá trình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng cho biết: "Trong giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015, TPBank đã cơ bản xử lý được nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của TPBank hiện được duy trì ở mức dưới 1% nên áp lực xử lý nợ xấu không quá lớn. Tuy vậy không có nghĩa là TPBank không có vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu".
Theo ông Nguyễn Hưng, nếu chỉ có các ngân hàng thực hiện thì sẽ rất khó để xử lý nợ xấu mà cần có sự phối hợp của các cấp, ban, ngành. Và sự ra đời của Nghị quyết 42 đi kèm với Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là những dấu hiệu tích cực, tạo hành lang pháp lý và cơ chế mới để xử lý nợ xấu nhanh hơn, tạo nguồn vốn mới cho ngân hàng hoạt động.
Có thể khẳng định, Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu là văn bản pháp lý rất quan trọng khi mà lần đầu tiên, các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một văn bản của Quốc hội. Nghị quyết 42 đang được kỳ vọng sẽ tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của tổ chức tín dụng, qua đó góp phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước./.>>> Sacombank sẽ xử lý 20.000 tỷ đồng nợ xấu ngay trong năm nay
- Từ khóa :
- nghị quyết 42
- xử lý nợ xấu
- vietcombank
- vietinbank
- agribank
- tpbank
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Chính thức triển khai xóa "điểm nghẽn" nợ xấu trong nền kinh tế
17:40' - 15/08/2017
“Nút thắt” xử lý nợ xấu đã có cơ chế pháp lý thuận lợi khi Nghị quyết 42/2017/QH 14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) có hiệu lực từ ngày hôm nay (15/8).
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước ra Chỉ thị về triển khai xử lý nợ xấu
09:02' - 22/07/2017
Ngân hàng Nhà nước ra Chỉ thị số 06/CT-NHNN về việc thực hiện Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.
-
Ngân hàng
Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu ngành ngân hàng
08:06' - 22/07/2017
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2016 – 2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thống đốc NHNN rốt ráo chỉ đạo xử lý nợ xấu và tái cơ cấu TCTD
16:30' - 21/07/2017
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã chỉ đạo một loạt những giải pháp để tổ chức thực hiện xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng quyết liệt, hiệu quả trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Cuộc đua thu hút nguồn vốn huy động đang sôi động
08:48'
Tháng 11/2024 chứng kiến sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng sau thời gian giữ ổn định hồi tháng 9 và 10.
-
Ngân hàng
Nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa, nhận ưu đãi lên đến 1 triệu đồng
07:46'
Sacombank cung cấp dịch vụ Visa Direct, cho phép chuyển tiền từ nước ngoài trực tiếp vào thẻ thanh toán Sacombank Visa.
-
Ngân hàng
Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ
07:42'
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.
-
Ngân hàng
Đồng bitcoin đã tăng giá khoảng 130% trong năm nay
12:23' - 23/11/2024
Giá trị của đồng bitcoin đã tăng gấp hai lần trong năm nay và tăng khoảng 45% kể từ chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 22/11: Giá bán USD và NDT tăng nhẹ
08:43' - 22/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.205 - 25.509 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
Agribank xây dựng sản phẩm tín dụng chuyên biệt phục vụ phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao
08:30' - 22/11/2024
Các sản phẩm về cho vay sẽ được tối ưu hóa về lãi suất, giảm bớt thủ tục trên cơ sở quản lý được dòng tiền trong liên kết, từ đó góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu hecta lúa.
-
Ngân hàng
Agribank thúc đẩy tín dụng cho nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
15:31' - 21/11/2024
Dư nợ của khu vực ĐBSCL đạt 262 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 22% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng trong khu vực và chiếm 20,8% dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Agribank.
-
Ngân hàng
Giới chức Fed đánh giá về khả năng cắt giảm thêm lãi suất
13:39' - 21/11/2024
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt", giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở.
-
Ngân hàng
Chuyên gia: BoE có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự đoán của thị trường
09:04' - 21/11/2024
Nhà hoạch định chính sách Alan Taylor của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cho biết, BoE có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn so với dự đoán của thị trường nếu nền kinh tế suy giảm.