Nghị sĩ châu Âu được thông tin sâu rộng về EVFTA và EVIPA
Chiều 28/1, Ủy ban châu Âu phối hợp với Việt Nam và Hiệp hội Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản và thực phẩm châu Âu đã tổ chức một buổi hội thảo tại trụ sở Nghị viện châu Âu (EP) tại Brussels (Bỉ) nhằm tháo gỡ các băn khoăn của các nghị sĩ liên quan đến hai Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Hội thảo diễn ra trước buổi bỏ phiếu phê chuẩn hai hiệp định trên tại phiên toàn thể của EP vào giữa tháng 2 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tham dự hội thảo có Cao ủy EU phụ trách thương mại Phil Hogan, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban Thương mại của EP (INTA) Bernd Lange, báo cáo viên của INTA về EVFTA Geert Bourgeois, Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti cùng gần 120 đại biểu bao gồm các nghị sĩ châu Âu, đại diện các tổ chức của EU, các hiệp hội doanh nghiệp châu Âu...
Phát biểu tại hội thảo, Cao ủy Phil Hogan đã cảm ơn những cá nhân đã tích cực đóng góp và ủng hộ cho các hiệp định này. Cuộc bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định cho thấy cam kết của EU đối với các thỏa thuận dựa trên những quy tắc. Cao ủy đánh giá các hiệp định cân bằng cho cả hai bên và các nền kinh tế của EU và Việt Nam mang tính bổ sung cho nhau chứ không phải là đối nghịch.
Vì vậy, đây là cơ hội tốt để có được một hiệp định có thể giúp EU gia tăng khả năng tiếp cận thị trường và đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Đây là hiệp định đầu tiên và tham vọng nhất được ký kết với một quốc gia đang phát triển, là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa EU và Việt Nam.
Lợi ích kinh tế của hiệp định đối với EU nằm ở chỗ nó sẽ tạo thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, tạo thêm được việc làm, xóa bỏ thuế quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cải thiện khả năng tiếp cận các lĩnh vực mua sắm công, thúc đẩy và bảo vệ đầu tư của EU, đảm bảo nhà đầu tư có được thị trường ổn định, bảo vệ chỉ dẫn địa lý, bảo vệ quyền của người lao động và thực hiện phát triển bền vững.
Cao ủy Phil Hogan bày tỏ hy vọng EP sẽ phê chuẩn việc thông qua thỏa thuận quan trọng này trong phiên toàn thể vào giữa tháng 2 tới.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết Việt Nam hiện nằm trong số các nền kinh tế mở cửa thương mại cao nhất trong khu vực, với thương mại chiếm hơn 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Do đó, thương mại đã giúp gần 30 triệu người thoát khỏi đói nghèo trong 2 thập kỷ qua và khiến Việt Nam trở thành một nước ủng hộ mạnh mẽ cho thương mại mở và dựa trên luật lệ. Việt Nam đã tích cực cam kết thực thi chính sách thương mại đa phương, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở nhiều nơi.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng trình bày kỹ về các lợi thế mà phía các doanh nghiệp châu Âu có được khi EVFTA đi vào thực thi. Ông nhấn mạnh hiệp định không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn cả với người tiêu dùng và người lao động. Việt Nam và EU đã và đang cùng nhau hợp tác chặt chẽ trong kế hoạch triển khai hiệp định.
Thứ trưởng tái khẳng định Việt Nam đang theo đúng lộ trình phê chuẩn các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động thế giới và Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 11 năm ngoái. Hiện Bộ Công thương đã trình hồ sơ khuyến nghị phê chuẩn hai hiệp định được ký với EU lên Quốc hội Việt Nam.
Theo Báo cáo viên của INTA về EVFTA, ông Geert Bourgeois, việc hiệp định được thông qua sẽ là minh chứng cho các nước thấy rằng EU là đối tác đáng tin cậy có thể đàm phán và ký kết các FTA, đây cũng là một thông điệp quan trọng gửi tới các quốc gia khác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ông cũng đánh giá cao các cam kết của Chính phủ Việt Nam về thực hiện quyền người lao động, về môi trường và nhân quyền. Báo cáo viên bày tỏ hy vọng hiệp định sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các Nghị sĩ EP và từ Quốc hội Việt Nam để được phê chuẩn và đi vào thực thi.
Trong buổi thảo luận, một số nghị sĩ châu Âu bày tỏ băn khoăn về một số vấn đề như quyền của người lao động hay việc một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào EU có thể gây ảnh hưởng đến một số nước thành viên, hay kế hoạch tuyên truyền các lợi ích của FTA đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của phía Việt Nam.
Các diễn giả đại diện cho các tổ chức EU đang hoạt động tại Việt Nam đã trình bày những đánh giá của mình về các cải cách doanh nghiệp được thực hiện, cải thiện quyền người lao động, điều kiện lao động tại nước sở tại và cho rằng họ không thấy có lý do gì để không phê chuẩn các hiệp định.
Cao Ủy Phil Hogan đã giải thích các cơ chế về giới hạn sản lượng nông sản nhập khẩu được ưu đãi và cho biết điều này phù hợp với châu Âu và không làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp của các nước thành viên.
Về phần mình, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết trên các trang web của Bộ Công thương Việt Nam có bản dịch hiệp định cùng các tài liệu giới thiệu về các lợi thế của hiệp định. Bên cạnh đó, bộ cũng có kế hoạch tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại các tỉnh thành của Việt Nam nhằm thông tin rộng rãi đến các doanh nghiệp và toàn xã hội về các lợi thế của EVFTA.
Nếu được EP phê chuẩn, EVFTA sẽ có hiệu lực một tháng sau khi hai bên thông báo cho nhau quá trình thủ tục về pháp lý đã kết thúc. EVIPA sẽ vẫn còn cần phải được tất cả các quốc gia thuộc EU thông qua. Quá trình này có thể kéo dài vài năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA và EVIPA nhận được sự ủng hộ của đa số nghị sĩ INTA
21:53' - 21/01/2020
Tỷ lệ bỏ phiếu thuận cho hai hiệp định tại INTA được đánh giá là cao nhất so với một số FTA gần đây giữa EU và các đối tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của EP thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA và EVIPA
18:20' - 21/01/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng, INTA đã nhất trí thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.