Nghịch lý nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Đó chính trong là mâu thuẫn nội tại của ngành trồng trọt, khi gạo thì xuất khẩu, thậm chí xuất khẩu khó khăn, còn ngô thì phải nhập khẩu. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
Nghịch lý xuất gạo, nhập ngô Có một thực tế là giá ngô nhập khẩu luôn thấp hơn giá ngô trồng trong nước. Điều này cũng tương tự đối với đậu tương. Chưa kể, hàng nhập khẩu số lượng muốn mua bao nhiêu cũng có, trong khi hàng trong nước không ổn định về sản lượng, chất lượng mỗi lúc một khác nhau rất khó cho nhà sản xuất. Theo Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, giá thành trồng ngô ở nước ta từ 4.200 – 4.300 đồng/kg, và người nông dân phải bán được giá 5.000 đồng trở lên mới có lãi, trong khi đó lượng ngô nhập khẩu thì đang tăng nhanh, giá thành lại rất rẻ. Giá ngô hạt nhập từ Mỹ, Argentina về đến cảng của Việt Nam hiện đang được chào bán với giá 4.700 đồng/kg. Ông Trần Xuân Định, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay sản xuất ngô trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40-45% nhu cầu ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 3,39 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu; trong đó, Việt Nam phải nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô với trị giá 1,65 tỷ USD và nhập 1,56 triệu tấn đậu nành để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo các chuyên gia, việc phụ thuộc nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro. Hiện nay, ngành chăn nuôi phụ thuộc lớn vào thức ăn nhập khẩu nên giá trị của ngành không cao, thậm chí chỉ lấy công làm lãi. Trong 5 năm gần đây, giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển của ngành, mang lại giá trị gia tăng thấp cho người chăn nuôi trong nước. Một số vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã không phát triển được vì năng suất cây trồng kém, người dân không tham gia nổi vào chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi cho doanh nghiệp. Trong thức ăn chăn nuôi chiếm 70 - 75% giá thành sản phẩm nuôi. Trong khi người chăn nuôi lấy công làm lãi, phần lợi nhuận xem như rơi vào tay các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Các doanh nghiệp này đa số là các doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Thống kê năm 2016 cho thấy, tuy chỉ có 59 trong tổng số 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi trên cả nước nhưng số doanh nghiệp này chiếm từ 60 – 65% sản lượng. Tăng diện tích, giảm giá thành Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi nói chung, và để cạnh tranh được với ngô nhập khẩu nói riêng, ngành sản xuất ngô Việt Nam cần giải bài toán làm thế nào để giảm giá thành trên mỗi cân ngô thương phẩm thông qua hai yếu tố chính là giảm chi phí canh tác và cải thiện năng suất. Theo ông Trần Xuân Định, nước ta thiếu các gói kỹ thuật sản xuất ngô cho từng vùng sinh thái nên năng suất chưa cao, giá thành cao, ít lợi thế cạnh tranh so với ngô ngoại nhập. Từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sản xuất ngô trong nước tiếp tục hướng vào thị trường nội địa. Hà Nội là địa phương có diện tích đậu tương lớn nhất nước hiện nay và đang quyết tâm khôi phục trở lại diện tích đậu tương bằng nhiều chính sách. Theo kế hoạch, diện tích sản xuất vụ Đông của Hà Nội sẽ gieo trồng chủ lực là cây đậu tương và cây ngô ngắn ngày. Trong vụ Đông 2017 - 2018, Hà Nội phấn đấu gieo trồng 39.000ha bao gồm: Đậu tương 7.200ha, ngô 9.500ha, lạc 450ha, khoai lang 2.500ha, khoai tây 1.000ha, rau đậu các loại 16.000ha, hoa cây cảnh 2.500ha, cây trồng khác 850ha. Ngay từ vụ đông 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu, đỗ (Viện Cây lương thực, cây thực phẩm) có chính sách hỗ trợ 100% lượng giống đậu tương cho mô hình 50 ha tại xã Mỹ Thành, với giống đậu tương DT26. Theo đánh giá của nông dân, năng suất đậu tương đạt trung bình hơn 2 tấn/ha. Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ đánh giá, với tiềm năng năng suất của giống đậu tương DT26, nếu xuống giống sớm (trước 20/9) và thâm canh tốt, chủ động tưới, năng suất đậu tương vụ đông vùng đồng bằng Sông Hồng hoàn toàn có thể đạt được từ 2,5 tấn/ha, thậm chí 3 tấn/ha. Vì vậy đây vẫn là cây trồng hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các đối tượng cây vụ đông ưa ấm khác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội khuyến cáo nông dân sử dụng cơ cấu giống ngắn ngày như: Các giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn (ĐT12, Đ8, ĐVN9); Các giống ngô lai F1 năng suất cao (NK4300, NK6654, LVN4, HN88); Các giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, gỉ sắt, đốm nâu (MD7, L23, L14); Các giống khoai lang (Hoàng Long, VX- 37, TV1). Các giống khoai tây (Solara, Marabel). Đối với rau, mở rộng diện tích cây rau thực phẩm, nhất là cây ưa lạnh và phát triển vùng trồng rau truyền thống. Để vụ Đông 2017 - 2018 giành thắng lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các huyện, thị xã có chính sách hỗ trợ xây dựng và duy trì các mô hình tiến bộ kỹ thuật mới, mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân./. >> Hướng đi nào cho ngành chăn nuôi thời gian tới?Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng đi nào cho ngành chăn nuôi thời gian tới?
18:48' - 29/08/2017
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, thời gian tới cần phải cơ cấu lại ngành chăn nuôi lợn theo 2 hướng: công nghiệp và chăn nuôi hữu cơ theo hướng lợn đặc sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Liên kết chuỗi có phải là "cứu cánh" để phát triển ngành chăn nuôi hiện đại?
06:35' - 23/08/2017
Ngành chăn nuôi đang đối mặt với những thách thức không hề nhỏ khi có những thời điểm giá lợn rớt thê thảm. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để xây dựng một ngành chăn nuôi hiện đại bền vững?
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch lại để ngành chăn nuôi tránh tăng trưởng nóng
10:54' - 19/08/2017
Rút kinh nghiệm từ chăn nuôi lợn vừa qua, cần tính toán lại một cách căn cơ, điều kiện cho người chăn nuôi thường xuyên đảm bảo được thu nhập.
-
Kinh tế & Xã hội
Chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao
15:17' - 18/08/2017
Ngày 18/8, UBND tỉnh Long An tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao” tại huyện Đức Hòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.