Nghiên cứu mới về khả năng miễn dịch với virus SARS-COV-2
Các nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí Science, để đánh giá hiệu quả của một nguyên mẫu vaccine phòng bệnh COVID-19 và xác định xem sau khi nhiễm virus con người có phát triển hệ miễn dịch nhằm tránh nguy cơ tái nhiễm hay không.
Đây là hai câu hỏi quan trọng trong quá trình nghiên cứu cách thức khống chế loại virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 325.000 người trên thế giới và khiến hơn 5 triệu người mắc bệnh.
Để trả lời hai câu hỏi này, các nhà khoa thực hiện nghiên cứu với khỉ nâu đuôi ngắn của Ấn Độ để xem cơ thể của khỉ thí nghiệm có phát triển hệ thống miễn dịch bảo vệ thông qua đường miễn dịch tự nhiên hay nhờ một loại vaccine.
Trong một nghiên cứu, chuyên gia Barouch và các nhà nghiên cứu khác đã để cho 9 khỉ nâu trưởng thành nhiễm virus.
Sau đó, những con khỉ này, mặc dù có các triệu chứng mắc bệnh nhưng cơ thể đã phát triển các kháng thể bảo vệ và khỏi bệnh chỉ sau vài ngày.
Để kiểm tra hệ miễn dịch của những con khỉ này, nhóm nghiên cứu cho khỉ tiếp xúc với virus lần thứ 2 sau 35 ngày.
Kết quả cho thấy chỉ có rất ít hoặc không có triệu chứng nhiễm virus ở những con khỉ này sau khi bị tái nhiễm virus.
Các tác giả lưu ý rằng cần nghiên cứu thêm vì hệ miễn dịch virus SARS-CoV-2 ở khỉ có những điểm khác biệt quan trọng so với ở người.
Theo các nhà khoa học, cần tiến hành các thí nghiệm lâm sàng chặt chẽ để xác định liệu việc từng nhiễm virus có giúp bảo vệ hiệu quả cơ thể người trước khả năng tái nhiễm hay không.
Trong nghiên cứu thứ 2, bao gồm nhiều nhà khoa học thuộc nhóm trước, và do tác giả Jingyou Yu dẫn đầu, nhóm nghiên cứu đã thử tiêm các nguyên mẫu vaccine DNA, được phát triển để tạo ra những kháng thể bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2, vào cơ thể 35 con khỉ đuôi ngắn.
Sáu tuần sau khi được tiêm, nhóm khỉ trên bị đặt trong môi trường phơi nhiễm với virus. Kết quả cho thấy máu của nhóm khỉ này đã có sẵn một lượng kháng thể đủ để vô hiệu hóa virus.
Lượng kháng thể đó tương đương với lượng kháng thể tìm thấy ở các bệnh nhân đã được chữa khỏi COVID-19.
Điều này làm dấy lên hy vọng về khả năng phát triển được một loại vaccine hiệu quả dành cho người.
Tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia Dan Barouch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu virus và vaccine thuộc Trung tâm Y học Beth Israel Deaconess, Boston (Mỹ) nhận định nghiên cứu vaccine trở thành ưu tiên nghiên cứu y sinh hàng đầu khi đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp và gây ra những tác động khó lường.
Tuy nhiên, hiện vẫn có rất ít hiểu biết về hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước loại virus này. Trong hai nghiên cứu trên, các tác giả muốn xác nhận rằng các nguyên mẫu vaccine có thể bảo vệ cơ thể trước virus và rằng sau khi đã nhiễm virus thì cơ thể sẽ không bị tái nhiễm.
Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm để giải đáp những câu hỏi quan trọng như thời gian duy trì hệ miễn dịch bảo vệ và các nền tảng vaccine tối ưu dành cho một loại vaccine ngừa SARS-CoV-2 ở người./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2 không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch cá nhân
20:00' - 20/05/2020
Theo các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học uy tín ở Mỹ, các xét nghiệm huyết tương hiện nay là không đủ và thậm chí “gây hại” nếu được sử dụng làm cơ sở để cấp “hộ chiếu miễn dịch” cho cá nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: CDC bắt đầu xét nghiệm máu để xác định khả năng miễn dịch
08:00' - 06/04/2020
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) bắt đầu xét nghiệm máu để xác định người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng do khả năng miễn dịch với loại virus này.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát hiện đột phá về cơ chế miễn dịch phản ứng với virus SARS-CoV-2
11:56' - 17/03/2020
Các nhà khoa học cho biết đã đạt được bước tiến mới trong việc phát hiện ra cơ chế hệ miễn dịch của con người phản ứng với virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22'
Trong khuông khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03'
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khẳng định không tham gia trừng phạt Nga
08:01'
Ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Lệnh cấm nhập khẩu vàng khiến Nga thiệt hại 19 tỷ USD/năm
07:44'
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga sẽ khiến Moskva mất đi nguồn doanh thu hàng năm lên đến 19 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
BIS: Các ngân hàng trung ương phải ngăn chặn lạm phát kéo dài
07:10'
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) nhấn mạnh các ngân hàng trung ương trên thế giới phải ngăn chặn tình trạng lạm phát kéo dài và trở nên khó thay đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55' - 26/06/2022
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31' - 26/06/2022
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41' - 26/06/2022
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14' - 26/06/2022
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.