Ngoại trưởng Nhật: Việt Nam là quốc gia được kỳ vọng thu hút nhà đầu tư "xứ Hoa anh đào"
Kết quả quan trọng nhất của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 53 (AMM53) và các Hội nghị liên quan là vai trò điều hành “đáng khen ngợi” của Việt Nam và Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Ngày 14/9, Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN Chiba Akira cho biết Ngoại trưởng nước này, ông Motegi Toshimitsu đã đánh giá cao vai trò lãnh đạo “xuất sắc” của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020.Theo ông, việc khẳng định được vai trò trung tâm là “yếu tố quan trọng nhất” đối với ASEAN. Nhà ngoại giao Nhật Bản đánh giá rằng Việt Nam đã phát huy vai trò trung tâm đúng nghĩa của ASEAN tại các cuộc họp trên, đồng thời “cho thấy vị trí trung tâm không chỉ là ở giữa mà còn là ở nơi tập trung bản sắc”.
Đại sứ Chiba Akira cho biết Nhật Bản đã tham dự tổng cộng 4 hội nghị tại AMM53 và đã đưa ra rất nhiều thông điệp. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nhật Bản đã tập trung vào sự đóng góp của Tokyo cho ASEAN, trong đó có việc ứng phó với tình hình do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra. Nhật Bản đã tái khẳng định cam kết thành lập Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh. Ngoài ra, Nhật Bản cũng cam kết hỗ trợ 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19, cũng như sẽ triển khai các chương trình cho vay và đầu tư thích hợp dành cho ASEAN.Tuy nhiên, Đại sứ Chiba Akira cho rằng “thông điệp quan trọng nhất” mà Nhật Bản đã gửi đến các hội nghị vừa qua là Tokyo hoàn toàn ủng hộ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP). Thông qua các cuộc thảo luận, có thể thấy rõ rằng tầm nhìn riêng của Nhật Bản về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở cửa (FOIP)” và AOIP có nhiều điểm chung như cùng đề cao pháp quyền, tự do hàng hải và hàng không. Ông Chiba Akira nhấn mạnh: “Đây là những ‘nguyên tắc cốt lõi’ của cả AOIP và FOIP. Do vậy, đó là lý do Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ AOIP”.
Theo Đại sứ Chiba Akira, tuy không được đề cập sâu tại các hội nghị lần này song Nhật Bản có hai kế hoạch phục hồi kinh tế. Kế hoạch thứ nhất là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các khoản vay và đầu tư giải ngân qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Còn kế hoạch thứ hai là thúc đẩy hợp tác nhằm tái xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một quốc gia rất quan trọng. Đại sứ Chiba Akira cũng giải thích rằng Nhật Bản không cố gắng rút các nhà máy của mình ra khỏi Trung Quốc mà đang cố gắng thiết lập một chuỗi cung ứng hợp lý hơn, có khả năng ứng phó tốt với các cuộc khủng hoảng như COVID-19. Điều này có nghĩa là phải phân tán sản xuất để việc gián đoạn tại một chuỗi cung ứng sẽ không làm ảnh hưởng đến các dây chuyền sản xuất khác. Theo Đại sứ Chiba Akira, Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích các công ty nước này xem xét lại chuỗi cung ứng của mình và Việt Nam là quốc gia rất được kỳ vọng có thể thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
AIPA 41: Nghị sĩ và học giả Nga đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN
11:53' - 13/09/2020
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Konstantin Kosachev, đã ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam với tư cách là nước Chủ tịch AIPA 41.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Việt Nam đưa ra 10 sáng kiến được thông qua AMM 53 và các Hội nghị liên quan
21:36' - 12/09/2020
Họp báo quốc tế thông tin về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các Hội nghị liên quan đã diễn ra chiều 12/9 tại hai điểm cầu Hà Nội (Việt Nam) và Jakarta (Indonesia).
-
DN cần biết
Tìm kiếm cơ hội đầu tư từ Nhật Bản vào các khu công nghiệp
16:34' - 09/09/2020
Khảo sát thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á và châu Đại dương của JETRO cho thấy, có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản
21:38' - 07/09/2020
Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chuyên gia Nhật Bản đến làm việc sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản
20:13' - 07/09/2020
Chiều 7/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc, tọa đàm với tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.