Người dân Bến Tre lo sợ tái diễn hạn mặn giống như năm 2016
Hiện người dân lo lắng sẽ tái diễn hạn mặn giống đợt hạn mặn lịch sử năm 2015-2016. Theo Phòng Nông nghiệp huyện Ba Tri, gần 4.500 ha lúa Đông Xuân gieo sạ ngoài lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tri cũng chịu thiệt hại nặng nề, phần lớn đều đã bị nhiễm mặn; trong đó có tới hơn 15% diện tích bị chết, diện tích còn lại không phát triển do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.
Ông Nguyễn Văn Đức, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri cho biết, 7.000m2 lúa của gia đình đang vào giai đoạn đẻ nhánh nhưng đang bị nhiễm mặn làm cho cây lúa có dấu hiệu ngừng sinh trưởng, lá lúa bị ngả màu vàng (cháy lá). Theo ông Đức, ngành chức năng khuyến cáo không gieo sạ nhưng do tiếc đất bị bỏ trống nên ông gieo sạ lúa với hy vọng nước mặn sẽ không cao vì ông sử dụng giống lúa chịu mặn. Dù vậy, hiện tại nước trên ruộng độ mặn đã hơn 3,5 phần nghìn. Nước ngoài kênh cũng nhiễm mặn xấp xỉ 3 phần nghìn. Do đó, càng bơm nước lên ruộng độ mặn trên ruộng sẽ tăng dần do thời tiết nắng nóng. Ông Đức đã xả nước ra khỏi ruộng (tránh tích tụ mặn trong đất) chịu thiệt hại để đất làm vụ tới. Theo ông Đức, để ứng phó hạn mặn, ông bị tích trữ nước ngọt sinh hoạt tại các ống hồ, lu chứa nước. Bên cạnh đó, ông cho trữ nước tại các ao trong vườn để có nước ngọt cho đàn vật nuôi uống trong đợt mặn, nhưng hiện nay độ mặn tăng, ông lo sợ hạn mặn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống.Ông Nguyễn Văn Lân, xã An Bình Tây, huyện Ba Tri cho hay, 4.000 m2 đất lúa gần hai tháng tuổi của gia đình ông bị nhiễm mặn không phát triển nên ông Lân cắt lúa về cho dê, bò ăn.
Ông Lân lí giải, thấy người ta sạ nên ông Lân sạ theo, nếu nước không bị mặn thì thu hoạch lúa bình thường, còn nhận thấy nước mặn ảnh hưởng phát triển lúa ông Lân sẽ cắt cho dê, bò ăn, vì hiện nay nguồn cỏ để cho 100 con dê và 4 con bò ăn đang thiếu do hạn mặn cỏ chậm phát triển. “Biết là có thể tận dụng lúa xanh thay thế cỏ cho dê, bò ăn nhưng vụ sau do ảnh hưởng nước mặn thì năng suất sẽ giảm rất nhiều nhưng đành phải đánh đổi”, ông Lân lo lắng. Hiện nay các kênh rạch nội đồng tại huyện Ba Tri điều bị mặn xâm nhập từ 1,8 - 3 phần nghìn. Đặc biệt, hồ Kênh Lấp đang bị nhiễm mặn, độ mặn do được 1,5 phần nghìn. Hồ trữ nước ngọt Kênh Lấp là hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Tây, dài gần 5 km, rộng 40-100 m. Hồ có sức chứa gần 1 triệu m3 nước, đủ sức phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn. Ông Nguyễn Đình Dũng, quản lý nhà máy nước hồ Kênh Lấp cho biết, do đang cao điểm mùa hạn mặn nên trữ lượng nước hồ giảm phân nửa, chỉ còn khoảng 500.000 m3 nước. Bình quân, mỗi ngày nhà máy cấp khoảng 2.000 m3 nước để cung cấp cho người dân và hòa mạng với nhà máy nước Tân Mỹ, làm giảm độ mặn từ nhà máy nước Tân Mỹ khi cung cấp cho người dân. Ông Dũng cho hay, theo tiêu chuẩn nước không đạt do nhiễm mặn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân, lượng nước hồ sẽ cung cấp đủ qua mùa mặn. Huyện Ba Tri có 12.000 ha đất trồng lúa ba vụ cùng đàn bò 100.000 con, lớn nhất tỉnh Bến Tre. Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, Ba Tri có trên 8.000 ha lúa bị thiệt hại, chiếm khoảng 80% diện tích vụ đông xuân. Cùng với đó, tình trạng khan hiếm nước ngọt để sinh hoạt, chăn nuôi. Theo ông Dương Văn Chương, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tri, so với năm 2016, tình hình hạn mặn trên địa bàn đang diễn ra phức tạp. Ngoài trồng trọt (sản xuất lúa), chăn nuôi cũng sẽ gặp khó khăn nếu tình trạng hạn mặn kéo dài. Ông Chương cho biết, người dân đã chủ động các phương án ứng phó với hạn mặn so với các năm trước đây. Ngoài ra, ngành chức năng đã kêu gọi người dân trữ nước mưa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi. Nhiều mô hình hộ dân tổ chức trữ nước hiệu quả được nhân rộng, nhưng nếu tình trạng hạn mặn năm nay kéo dài, lo lắng lượng nước dự trữ sẽ bị thiếu hụt. Do đó, huyện có phương án chuyển nước ngọt từ nơi khác về để cung cấp cho hộ dân nếu tình trạng hạn mặn kéo dài. Đối với tình trạng nhiễm mặn của hồ Kênh Lấp ảnh hưởng đời sống người dân, ông Chương cho hay, đây là điều không mong muốn của địa phương. Do hồ mới đưa vào sử dụng không lâu, ngành chức năng đã tiến hành rửa mặn nhưng chỉ mới có thể rửa được nước lớp mặt, nước mặn ở tầng đáy tích tụ từ nhiều năm trước vẫn còn. Do đó, huyện có kiến nghị với đơn vị quản lý khai thác hồ Kênh Lấp, có phương án rửa mặn phù hợp để thời gian tới sẽ trữ được nước ngọt cung cấp cho người dân./.Xem thêm:
>>Phòng chống hạn mặn - Bài 1: Hạn mặn đến sớm đe dọa sản xuất, đời sống
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bến Tre đang áp dụng nhiều biện pháp ứng phó hạn mặn gay gắt
06:32' - 11/01/2020
Trước diễn biến hạn mặn đang diễn ra gay gắt, tỉnh Bến Tre triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật giúp người dân ứng phó hạn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó hiệu quả lâu dài với hạn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12:52' - 03/01/2020
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, hạn mặn xảy ra rất nghiêm trọng ở ĐBSCL, cần phải có giải pháp ứng phó hiệu quả không chỉ với tình hình hiện nay mà còn về lâu dài.
-
Kinh tế tổng hợp
Hạn mặn “uy hiếp” 11 triệu sản phẩm hoa kiểng Tết tại Bến Tre
18:03' - 13/12/2019
Hiện nay, hàng nghìn hộ dân trồng hoa kiểng phục vụ Tết tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre như ngồi trên đống lửa bởi nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, với độ mặn ngày càng tăng.
-
Kinh tế tổng hợp
Bến Tre vận động người dân trữ nước ngọt sớm để ứng phó với hạn mặn
11:34' - 28/08/2019
UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành kế hoạch triển khai ứng phó với đợt hạn mặn, trong đó lưu ý tuyên truyền, vận động người dân ngay từ thời điểm này hãy trữ nước ngọt để ứng phó với hạn mặn sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận di sản thế giới
20:46'
UNESCO đã chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản thế giới.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 13/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 13/7/2025. XSMB chủ Nhật ngày 13/7
19:30'
Bnews. XSMB 13/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 13/7. XSMB chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 13/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay chủ Nhật ngày 13/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 13/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 13/7/2025. XSMT chủ Nhật ngày 13/7
19:30'
Bnews. XSMT 13/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 13/7. XSMT chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 13/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay chủ Nhật ngày 13/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 13/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 13/7/2025. XSMN chủ Nhật ngày 13/7
19:30'
Bnews. XSMN 13/7. KQXSMN 13/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 13/7. XSMN chủ Nhật. Xổ số miền Nam hôm nay 13/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 13/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay chủ Nhật ngày 6/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Trực tiếp XSĐL 13/7. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 13/7/2025
19:00'
Bnews. XSĐL 13/7. XSDL 13/7. KQXSDL. Kết quả xổ số hôm nay ngày 13/7. XSĐL Chủ nhật. Trực tiếp KQXSĐL ngày 13/7. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 13/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSTG 13/7. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 13/7/2025. XSTG ngày 13/7
19:00'
Bnews. XSTG 13/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 13/7. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 13/7. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 13/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSKG 13/7. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 13/7/2025. XSKG ngày 13/7
19:00'
Bnews. XSKG 13/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 13/7. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 13/7. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 13/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Quốc lộ 12A lên Cửa khẩu Cha Lo bị ùn tắc nhiều giờ vì xe container bị lật nghiêng
17:52'
Ngày 12/7, một xe container đâm vào lan can cầu Trọng Hóa 2 và bị lật nghiêng khiến tuyến Quốc lộ 12A lên Cửa khẩu quốc tế Cha Lo bị ùn tắc nhiều giờ.
-
Kinh tế tổng hợp
An Giang siết tiến độ, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
12:51'
Tỉnh An Giang phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn hơn 26.116 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương trên 10.873 tỷ đồng và vốn tỉnh 15.243 tỷ đồng.