Người dân đua nhau đến bãi tắm tự phát "giải nhiệt", bất chấp nguy hiểm
Trong cái nắng gay gắt, nền nhiệt tăng cao, khoảng 40 độ C, nhiều người từ trẻ nhỏ, thanh niên đến người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đến hồ Hoàng Cầu, hồ Tây, hồ Linh Đàm, sông Hồng, sông Đà… để tắm, mặc cho tai nạn đuối nước thương tâm vẫn thường xảy ra ở những bãi tắm tự phát này.
Đáng chú ý, tại các khu vực này, chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, thường xuyên tuyên truyền về phòng chống đuối nước nhưng người dân vẫn đổ xô đi tắm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, những ngày này, các tỉnh Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao, phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ C. Nhu cầu bơi lội, vui chơi dưới nước của người dân tăng cao, dẫn tới việc hình thành các bãi tắm tự phát. Tuy nhiên, khác với bãi tắm, khu bể bơi có người quản lý và hướng dẫn, những bãi tắm tự phát đều không đủ an toàn, thậm chí một số nơi nước sâu, nước xoáy, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Cứ đến dịp hè, các vụ đuối nước thương tâm ở trẻ em lại có xu hướng tăng cao. Theo ghi nhận, hàng ngày tại khu vực hồ Tây, khoảng từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ hay khoảng 17 giờ trở đi, rất đông người lớn và trẻ nhỏ đến đây bất chấp các biển cảnh báo "cấm tắm", hay "nguy hiểm cấm tắm". Trên bờ, nhiều phụ huynh vừa dõi theo con tắm vừa hô to “lùi vào trong, bơi vào trong”.
Bà Cao Lệ Huyền (phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội), bán nước trà ngay cạnh hồ Tây, đoạn phố Quảng Bá chia sẻ: Dù biết rõ có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu bơi lội tại những bãi tắm tự phát, nhưng nhiều người vẫn “ngoảnh mặt làm ngơ” trước cảnh cáo từ các biển cấm hay lời nhắc nhở của mọi người. Một số người lấy lý do “tắm hồ này còn sạch hơn bể bơi” hay “nước ở đây nông, không sâu như mọi người nghĩ” để biện minh cho hành động của mình.
Tương tự tại hồ Linh Đàm vào tầm cuối giờ chiều, nhiều người dân khu vực này đổ xuống hồ tắm, ngay vị trí có biển cấm. Tại đây, chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em, hầu hết không dùng phao, một số người còn bơi đến giữa hồ.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) cho biết: “Ở đây có biển cấm nhưng thấy người ta vẫn xuống tắm nên tôi cũng xuống. Dù biết bơi nhưng có tuổi rồi, tôi vẫn mang theo phao đề phòng bất trắc”.
Mới đây ngày 19/5/2020, sau khi học xong, hai nữ sinh lớp 10 Trường Trung học Phổ thông Bất Bạt (xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) ra sông Đà tắm. Hai em không may bị trượt chân xuống vùng nước sâu và tử vong ngay sau đó.
Các bãi tắm tự phát tuy giúp người dân giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai họa khôn lường. Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam cho rằng: Cần xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. Nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước ở sông, hồ... phải có biển báo. Việc dạy kỹ năng và dạy bơi cho trẻ em hết sức cần thiết. Bên cạnh việc học bơi, các em cần được huấn luyện kỹ năng xử lý tình huống.
Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam đề nghị, với những vùng ven sông, suối, ao, hồ... nơi hay có trẻ em tắm, chính quyền địa phương, các đoàn thể phải có những biển báo và phân công người thường xuyên đi tuần để nhắc nhở các em.
"Hầu như ai cũng biết khu vực nào trẻ em hay tắm, vấn đề là cơ quan chức năng cần thường xuyên giám sát, nhắc nhở các em. Vai trò của chính quyền vô cùng quan trọng trong quá trình giám sát, đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trẻ nhỏ trong dịp hè", ông Đặng Hoa Nam cho biết thêm.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ em mỗi năm. Đây là gánh nặng tổn thương đến sức khỏe an toàn của trẻ em cũng như hạnh phúc của các gia đình.
Để giảm thiểu tình trạng đuối nước ở các bãi tắm tự phát, nhất là đối với trẻ nhỏ, các cơ quan liên quan đang phối hợp với chính quyền địa phương trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý các khu vực sông hồ; nhắc nhở, ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo đảm an ninh, an toàn trong phòng, chống đuối nước và tăng cường kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra tai nạn đuối nước, sẵn sàng ứng cứu trong tình huống cần thiết./.
>>>Hà Nội xuất hiện nhiều bãi tắm tự phát mặc biển báo cấm
- Từ khóa :
- hà nội
- giải nhiệt
- bãi tắm tự phát
- linh đàm
- hồ tây
- sông đà
- đuối nước
Tin liên quan
-
Đời sống
Thêm hai cháu nhỏ tử vong do đuối nước tại Lào Cai
15:41' - 07/06/2020
Một vụ đuối nước vừa xảy ra tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã khiến hai chị em ruột tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Lật thuyền khi đi ngắm cảnh, hai bố con cùng bị đuối nước
21:33' - 18/12/2019
Hai nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Văn Hoàng (44 tuổi) và con gái Nguyễn Thị Thủy (5 tuổi), trú tại phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An.
-
Kinh tế & Xã hội
3 cháu bé đuối nước khi ra ao chơi
14:11' - 30/06/2019
Ông Phạm Hồng Quảng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho biết, chiều tối 29/6 trên địa bàn xã đã xảy ra một vụ đuối nước làm 3 cháu bé tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Hai trẻ đuối nước trong hồ bơi: Khách sạn chưa được cấp phép cho người ngoài vào bơi
22:18' - 25/06/2019
Sau khi tiếp nhận thông tin hai trẻ đuối nước trong bể bơi khách sạn Sông Trà, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại nơi xảy ra tai nạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM công bố điểm chuẩn năm 2022
11:30'
Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM (trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố chính thức chi tiết điểm chuẩn xét tuyển đại học dựa vào hai phương thức.
-
Đời sống
Anh: Xu hướng lựa chọn thực phẩm đông lạnh cho thời "bão giá"
08:35'
Người dân Anh đang có xu hướng lựa chọn và tìm kiếm các loại thực phẩm đông lạnh giá rẻ nhằm thích ứng với chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng và tránh lãng phí.
-
Đời sống
Những người có mùi cơ thể tương đồng dễ kết bạn với nhau
08:00' - 29/06/2022
Theo một nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Science Advances, những người có mùi cơ thể giống nhau có nhiều khả năng gắn kết với nhau hơn.
-
Đời sống
Đào Minh Tuyến - người góp phần làm đẹp thêm văn hóa thợ điện
17:37' - 28/06/2022
Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, nhưng những người thợ điện Mường Khương – Lào Cai vẫn vội vã lao vào cuộc chiến với thiên tai để thắp lên ánh sáng.
-
Đời sống
Du lịch Quảng Ninh, ăn uống ở đâu để tránh quá tải?
16:12' - 28/06/2022
Từ đầu tháng 6 trở lại đây, bình quân trong 2 ngày cuối tuần, tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch, tập trung chủ yếu ở các điểm du lịch nổi tiếng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, đa dịch vụ.
-
Đời sống
Chặng 2 giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX thu hút hàng trăm tay đua khắp cả nước
13:49' - 28/06/2022
Vừa qua, hàng trăm tay đua đến từ khắp các tỉnh thành đã có mặt từ rất sớm để tham gia tranh tại tại chặng thi đấu thứ 2 của Giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX năm 2022.
-
Đời sống
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
11:29' - 28/06/2022
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền.
-
Đời sống
Sốt xuất huyết giai đoạn nào nguy hiểm nhất?
11:16' - 28/06/2022
Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn.
-
Đời sống
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
10:37' - 28/06/2022
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong.