Người dân Hà Nội tấp nập mua bán sau thời gian giãn cách
Trong khi đó việc phòng chống dịch cũng được các hộ kinh doanh thực hiện khá nghiêm túc.
Từ 6 giờ sáng 21/9, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội tấp nập người mua, người bán sau gần 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội. Người dân mua bán tấp nập. Tại các chợ như Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Hoàng Mai… lượng khách đi chợ sáng nay đông hơn mọi ngày.Mặc dù, các chợ truyền thống đã bỏ thẻ đi chợ, nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch, mua hàng hóa 1 chiều, khách vào 1 cửa và ra 1 cửa. Đáng chú ý, các cửa hàng vẫn chăng dây phải đảm bảo giãn cách giữa người bán và người mua.
Chị Đỗ Thu Trang, trú tại ở phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, một số mặt hàng như thịt những ngày đầu khan hiếm, hết nhanh, nhưng giờ thì thoải mái. Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định. Tâm lý mua sắm rất thoải mái. Giá các mặt hàng rau xanh, thịt cá, thực phẩm tươi sống đầy ắp, phong phú, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ cúng rằm Trung thu như hoa tươi, trái cây, xôi gà…
“Nếu như trong đợt giãn cách, thịt lợn, thịt gà do vận chuyển khó khăn, giá cả tăng cao thì hôm nay đã giảm nhẹ về gần với mức bình thường", chị Đỗ Thu Trang chia sẻ. Ghi nhận của phóng viên tại các chợ truyền thống cho thấy, giá cả một số mặt hàng rau xanh khá bình ổn. Đơn cử, rau bắp cải, cà rốt 15.000 đồng/kg; bí xanh, đậu cove, hành lá 20.000 đồng/kg; cà chua 25.000 đồng/kg; chanh 20.000 đồng/kg…Trong khi đó, giá trái cây cũng khá mềm thanh long ruột đỏ 50.000 - 55.000 đồng/kg; dưa hấu 30.000 đồng/kg; hồng ngâm 35.000 - 50.000 đồng/kg; lựu 35.000 đồng/kg; hoa cúc 25.000 – 30.000 đồng/bó; hoa mẫu đơn 30.000 - 40.000 đồng/10 bông; cúc vàng 40.000 đồng/10 bông; ly vàng 10.000 đồng/cành.
Chị Phạm Thị Hương, tiểu thương chợ Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho hay, khi người dân đi chợ không cần thẻ nữa cũng giúp cho chợ đông vui hơn, hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bảo tuân thủ đầy đủ quy định phòng chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và khách hàng.
Đồng quan điểm này, bác Nguyễn Thị Nghĩa, chủ sạp hàng rau củ ở chợ Hôm Đức Viên, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, chúng tôi rất vui khi Hà Nội hết phải thực hiện giãn cách, người dân đi chợ đông hơn. Tuy nhiên, giá cả các mặt hàng rau xanh, củ quả tươi vẫn không tăng, thậm chí còn thấp hơn mọi khi vì đang vào vụ thu hoạch rau màu.
Theo các tiểu thương, việc lưu thông hàng hóa cũng như chợ hoạt động gần như bình thường trở lại, thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào nên giá rau củ trái cây không đắt, mặc dù hôm nay là Tết Trung thu nhưng các loại hoa quả đều không tăng giá. Trong khi các chợ truyền thống nhộn nhịp người bán kẻ mua thì các hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn Thủ đô đã bắt đầu mở cửa bán hàng mang về sau hơn 2 tháng tạm dừng kinh doanh để phòng, chống dịch COVID-19.Từ sáng sớm nay, quán phở Lý Quốc Sư trên đường Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở cửa bán hàng trở lại sau thời gian dài tạm thời đóng cửa. Theo chủ quán phở, ngay sau khi đọc được thông báo về Chỉ thị 22 của UBND Thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị Vượng, phố Phùng Hưng, đã cùng nhân viên dọn dẹp vệ sinh hàng quán trong đêm 20/9 để sáng nay mở cửa bán hàng sớm.
Vui và phấn khởi vì các loại hình kinh doanh dịch vụ đã hoạt động trở lại, nhịp sống trở lại bình thường là tâm lý chung của các tiểu thương cũng như chủ các cửa hàng ăn uống dù chỉ được bán hàng mang về. Chị Nguyễn Thị Loan, chủ cửa hàng bán bánh cuốn ở phố Bạch Mai Bé, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, chị rất vui khi thành phố Hà Nội cho mở cửa trở lại các cửa hàng kinh doanh ăn uống, mặc dù chỉ bán mang về. Được kinh doanh trở lại giúp gia đình chị bớt khó khăn hơn, vì thu nhập của cả nhà trông vào cửa hàng này. Mới sáng ra chị cũng đã nhận được hơn 20 đơn hàng. Cùng với việc mở cửa trở lại, các chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống cũng tạo các mã QR code khai báo y tế, nhắc nhở khách tới mua hàng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Người dân rửa tay sát khuẩn trước khi vào mua đồ ăn mang về, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID -19./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội luôn cầu thị để có sự điều chỉnh cho phù hợp trong phòng, chống dịch COVID-19
12:59' - 21/09/2021
Tại Giao ban báo chí sáng 21/9, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có thông tin chuyên đề về công tác phòng, chống dịch của địa bàn trong tình hình mới trên với lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội bổ sung gần 49 tỷ đồng cho 7 huyện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
12:30' - 21/09/2021
UBND thành phố Hà Nội đã bổ sung có mục tiêu kinh phí hỗ trợ các huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, thủy sản áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2021.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội tiếp tục duy trì 55 chốt kiểm soát dịch COVID-19
11:12' - 21/09/2021
Thực hiện Chỉ thị 22/CT-UBND, Công an TP Hà Nội tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra, vào thành phố; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng.
-
Kinh tế & Xã hội
Những hoạt động, dịch vụ nào được mở lại hoặc vẫn tạm dừng theo Chỉ thị 22 tại Hà Nội
10:00' - 21/09/2021
Từ 06h00 ngày hôm nay 21/9, thành phố Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh một số loại hình cơ sở kinh doanh, dịch vụ tại Hà Nội mở lại từ 6h ngày 21/9
09:01' - 21/09/2021
Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội thực hiện điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn trong tình hình mới theo Chỉ thị 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 trên nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11'
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.