Người dân Hà Nội từ 18 - 65 tuổi sẽ được tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19
Ngày 7/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2022.
Kế hoạch nêu rõ: Đối tượng triển khai tiêm chủng là đối tượng 1 (ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ). Cụ thể: lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ phòng, chống COVID-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên); lực lượng quân đội, công an.Tiếp đó là các nhân viên, cán bộ ngoại giao làm việc tại Việt Nam và của Việt Nam được cử đi nước ngoài; cán bộ hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh…
Trong giai đoạn 2021-2022, thành phố sẽ tổ chức tiêm vaccine cho đối tượng 2 là người dân từ 18 - 65 tuổi không thuộc nhóm đối tượng 1 nêu trên.
Mục tiêu đề ra là có 95% đối tượng nguy cơ và người dân trên địa bàn Thủ đô được tiêm chủng đủ mũi vaccine phòng COVID-19. Để triển khai kế hoạch này, Hà Nội sẽ huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng, bao gồm các cơ sở y tế trên toàn thành phố, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Các đối tượng trên sẽ được tiêm miễn phí theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, theo lộ trình triển khai, thành phố sẽ tiêm cho đối tượng ưu tiên theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế. Sau đó, việc tiêm cho đối tượng khác (đối tượng 2) sẽ được triển khai trên cơ sở nguồn cung vaccine (nguồn nhập khẩu hoặc nguồn sản xuất trong nước). Về công tác giám sát sau tiêm chủng, Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra sự cố tai biến nặng sau tiêm chủng phải thực hiện điều tra, báo cáo, xử lý trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Sở Y tế Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng vaccine phòng COVID-19 theo kế hoạch của Bộ Y tế (theo từng đợt phân bổ).Đồng thời, Sở Y tế chỉ đạo và hướng dẫn tiếp nhận bảo quản vaccine, tổ chức tiêm tại các cơ sở, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng và kế hoạch truyền thông về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, biểu mẫu lập danh sách đối tượng cần tiêm, thu thập ý kiến đối tượng tiêm chủng, biểu mẫu báo cáo, theo dõi tiến độ triển khai kế hoạch sau khi phê duyệt.
Kế hoạch nêu rõ, kinh phí tiêm vaccine được lấy từ nguồn Trung ương (kinh phí do Bộ Y tế mua vaccine và phân bổ cho thành phố). Kinh phí nguồn ngân sách thành phố gồm: Mua vaccine theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (ngoài phần vaccine do Bộ Y tế phân bổ theo từng giai đoạn); vận chuyển và bảo quản vaccine; hoạt động tập huấn; mua dụng cụ, vật tư tiêm chủng; hoạt động truyền thông… Ngoài ra là nguồn tự nguyện chi trả của tổ chức, cá nhân và nguồn viện trợ, hỗ trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và nguồn vốn hợp pháp khác…/.- Từ khóa :
- hà nội
- ubnd tp hà nội
- tiêm phòng
- vaccine
- covid-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EC đề xuất cho phép khách du lịch đã tiêm phòng từ các nước thứ ba vào EU
07:59' - 04/05/2021
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 3/5 đã đề xuất cho phép du khách đến từ các nước thứ ba đã được tiêm đầy đủ các liều vaccine phòng chống COVID-19 được phép nhập cảnh vào Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia tiêm phòng COVID-19 người dân "Khu vực Đỏ" ở Phnom Penh
12:07' - 01/05/2021
Phóng viên TTXVN tại Phnom Penh dẫn báo Khmer Times ngày 1/5 cho biết lực lượng quân y Campuchia sáng cùng ngày đã bắt đầu chiến dịch tiêm phòng quy mô lớn cho khoảng 500.000 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Vacccine AstraZeneca là trụ cột cho chiến dịch tiêm phòng COVID-19 của Thái Lan
10:30' - 16/04/2021
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul vừa thông báo vaccine AstraZeneca sẽ là trụ cột chính cho chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của quốc gia Đông Nam Á này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản thiếu hụt thợ mộc nghiêm trọng đẩy chi phí lên cao
15:12'
Lực lượng thợ mộc tại Nhật Bản đã giảm xuống còn một phần ba so với quy mô 40 năm trước đây, làm dấy lên lo ngại về chi phí nhà ở tăng cao và việc cải tạo nhà bị đình trệ.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang: Công nhận huyện An Minh đạt chuẩn nông thôn mới
15:00'
Sáng 15/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Minh đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2023.
-
Kinh tế & Xã hội
Miền Trung - vùng đất để đến, trải nghiệm và trở lại - Bài 3: Khi cộng đồng là trái tim của du lịch miền Trung
14:51'
Miền Trung không chỉ là vùng đất của những giá trị cổ kính, khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất mà còn đang trở thành không gian cho những hình thức thưởng thức mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp kiến nghị đầu tư xây dựng cầu Tân Châu - Hồng Ngự và tuyến N1
14:38'
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa kiến nghị Bộ Xây dựng đầu tư xây dựng cầu Tân Châu - Hồng Ngự, tuyến Quốc lộ N1 (đoạn qua tỉnh Đồng Tháp) và tái khởi động dự án Quốc lộ 30 (đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà).
-
Kinh tế & Xã hội
Cử tri Bến Tre quan tâm người hoạt động không chuyên trách khi tinh giản, sắp xếp
14:31'
Cử tri Bến Tre bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình với chủ trương sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
14:13'
Theo kế hoạch chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp là 8 giờ ngày 16/7.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
11:52'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
-
Kinh tế & Xã hội
Miền Trung - vùng đất để đến, trải nghiệm và trở lại - Bài 2: Nâng tầm nghệ thuật thưởng thức di sản
11:24'
Là vùng đất giàu tiềm năng chưa được khai thác hết nhưng để du lịch di sản miền Trung thật sự thăng hoa, yếu tố then chốt ngoài quảng bá hay đầu tư hạ tầng còn có cả nghệ thuật thưởng thức di sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Miền Trung - vùng đất để đến, trải nghiệm và trở lại: Bài 1: Bừng sáng trong kỷ nguyên mới
11:22'
Miền Trung không chỉ là vùng đất của những giá trị cổ kính và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mà đang trở thành không gian cho những cách thưởng thức di sản mới.