Người dân Thủ đô náo nức chờ đón thời khắc chuyển giao năm mới 2023
Hà Nội là Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế -xã hội, "trái tim" của cả nước. Đi kèm với lợi thế thì cũng là áp lực với thành phố. Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta". Vì lẽ đó, Hà Nội luôn nỗ lực đổi mới, phát triển, khẳng định vị thế và tầm vóc của Thủ đô.
Năm 2022 khép lại với bối cảnh thế giới, trong nước còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thách thức do đại dịch COVID-19 vẫn còn hiện hữu, nhưng Hà Nội vẫn bứt phá vươn lên, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, thể hiện bản lĩnh, ý chí vươn lên của thành phố trong khó khăn, thử thách.
Chính vì lẽ đó, người dân Thủ đô đang vui mừng phấn khởi, dồn về trung tâm chờ thời khắc chuyển giao sang năm mới 2023.
* Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19
Ngày cuối cùng trong năm Dương lịch 2022, như một thói quen của người dân Thủ đô lại tập trung về trước cửa Nhà hát Lớn - Hồ Gươm để theo dõi chương trình văn nghệ đếm ngược chào đón năm mới. Nhiều người đã xuống phố sớm, tận hưởng không khí trong ngày đặc biệt này. Bạn Hồ Viết Sơn Tùng ở phường Thành Công, quận Ba Đình (Hà Nội), sinh viên năm cuối của Đại học Đại Nam chia sẻ: Mình đến khu vực Nhà hát Lớn sớm để lựa chọn được một vị trí đẹp nhất, tham gia chương trình Countdown - đếm ngược chào năm mới. Anh Tùng cho biết những ngày qua, khi các trang báo điện tử, đăng thông tin về 10 sự kiện nổi bất của Thủ đô năm 2022, anh nhận thấy, Hà Nội đã có những thành tựu nổi bật. Trong đó phải kể đến, trong năm 2022, Hà Nội tăng trưởng đạt 8,89%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. Thành phố hoàn thành kế hoạch giải quyết việc làm mới cho hơn 160.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn bình quân chung cả nước, chỉ ở mức 2,3%. Còn theo Thạc sỹ Nguyễn Quang Hòa, công tác tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, sự phát triển của Hà Nội không chỉ thông qua những con số khô khan mà được chứng minh bằng những công trình tầm cỡ, phục vụ dân sinh vừa được khánh thành đưa vào sử dụng.Có thể kể đến hầm chui Lê Văn Lương, đường Vành đai 2 trên cao, các tòa nhà cao tầng được xây dựng mới tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh được đầu tư xây mới, tạo điểm nhấn kiến trúc và cảnh quan đô thị. Cùng với đó là nhiều công trình giao thông quan trọng được khởi công cho thấy diện mạo của Thủ đô càng "thay da đổi thịt".
Thạc sỹ Hòa phân tích, với tinh thần ưu tiên thúc đẩy, hạ tầng "phải đi trước một bước", hệ thống quy hoạch của Thủ đô đã cơ bản được hoàn thiện. Trong đó, các đồ án quy hoạch chung đô thị đã được UBND thành phố phê duyệt bảo đảm phủ kín 100%. Đáng chú ý, Hà Nội thông qua đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống, tỷ lệ 1/5.000, mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư, "đánh thức" tiềm năng, lợi thế nhiều vùng đất bãi ven sông. Có thể thấy, trong những năm qua, dù nguồn lực kinh tế của thành phố đã dành rất lớn cho công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng năm 2022, Hà Nội vẫn có sự quan tâm cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục. Thành phố đã phối hợp tổ chức 2000 sự kiện văn hóa, thể thao...Trong đó, nổi bật là Đại hội Thể thao toàn quốc 2022; Sea game 31 thành công. Ngoài ra, thành phố đã thông qua Nghị quyết đầu tư các lĩnh vực văn hóa-xã hội, trong đó tập trung 3 lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo và văn hóa với tổng dự toán hơn 49.000 tỷ đồng...
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng thành phố Hà Nội cũng nhìn nhận năm 2022 còn một số lĩnh vực, ngành kỷ cương hành chính chuyển biến chậm; công chức bị vi phạm quy định, bị xử lý kỷ luật; chuyển đổi số còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp…Nguyên nhân của những tồn tại được thành phố xác định là do yếu tố chủ quan trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện thiếu quyết liệt; khối lượng công việc nhiều. Ngoài ra, thành phố cũng nhận định trong năm 2023, doanh thu từ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dự báo sẽ khó khăn.
* Nhận diện những thách thức để vượt quaTrước những thực tế trên, bước vào năm 2023, thành phố Hà Nội đặt ra những giải pháp chủ yếu để quyết tâm thực hiện. Theo ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, năm nay thành phố sẽ tập trung triển khai một số giải pháp chính: Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô, trong đó tập trung vào ngành công nghiệp và nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp; kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; đẩy mạnh hạ tầng số; đẩy mạnh công tác quy hoạch; đảm bảo công tác an sinh xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh…Phân tích làm rõ những vấn đề cụ thể, ông Trương Việt Dũng nhấn mạnh, căn cứ chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Thành ủy Hà Nội đã xác định đối với phát triển đô thị, thành phố sẽ tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD).
Phấn đấu trong năm 2023 có 1-2 huyện phát triển thành quận. Hà Nội cũng sẽ quyết liệt triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô; tập trung huy động nguồn lực xây dựng lại các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D, hư hỏng, xuống cấp, hết niên hạn và một số khu chung cư được lựa chọn để đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tạo tác động lan tỏa.
Ở lĩnh vực kinh tế, ngân sách, theo ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố, năm 2023 thành phố yêu cầu Cục Thuế phối hợp với các ngành liên quan, quận huyện tập trung đánh giá, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp ngay từ thời điểm đầu năm.Đồng thời, thành phố sẽ tập trung cải cách hành chính, tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp để đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành trung ương quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển.
Năm 2022 đã kép lại, với khí thế và niềm tin của một năm mới, với tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm đổi mới của ban lãnh đạo thành phố, tin rằng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố đã đề ra, để Thủ đô ngàn năm văn hiến phát triển mạnh mẽ, xứng tầm khu vực và thế giới./.Tin liên quan
-
Đời sống
Phố đi bộ phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) và phụ cận chính thức đi vào hoạt động
21:11' - 30/12/2022
Tối 30/12, không gian phố đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận chính thức được quận Hai Bà Trưng đưa vào hoạt động nhằm tạo ra điểm vui chơi, giải trí cho người dân và du khách nhân dịp năm mới 2023.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều tuyến phố ở Hà Nội ùn tắc trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch
17:59' - 30/12/2022
Áp lực giao thông đang gia tăng liên tục trên các tuyến phố của Hà Nội trong chiều 30/12/2022, ngày làm việc cuối cùng trước khi người dân nghỉ Tết dương lịch, đón năm mới 2023.
-
Đời sống
Các địa điểm tổ chức đếm ngược chào năm mới Countdown 2023 tại Hà Nội
15:44' - 30/12/2022
Tại Hà Nội năm nay sẽ có 4 địa điểm tổ chức chương trình đếm ngược chào năm mới Countdown 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 12/2
20:38' - 11/02/2025
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương xây dựng các kịch bản khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
20:06' - 11/02/2025
Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái
19:58' - 11/02/2025
Những năm gần đây, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đường sắt (sửa đổi) cần bao quát, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt
19:26' - 11/02/2025
Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
94% diện tích đã có nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân
19:10' - 11/02/2025
Đến 15h ngày 11/2, diện tích có nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 459.096 ha, đạt 94%, tăng 1,5% so với ngày 10/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
18:39' - 11/02/2025
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 261/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hội đồng thẩm định).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt phát triển khoa học công nghệ
17:44' - 11/02/2025
Để tạo ra những chuyển biến, kết quả trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cần một nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có kỹ năng hiện đại, tư duy sáng tạo...
-
Kinh tế Việt Nam
Nhôm, thép Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao bởi chính sách thuế mới của Hoa Kỳ?
17:43' - 11/02/2025
Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục xuất khẩu bởi năng lực sản xuất của nhà sản xuất thép, nhôm của Hoa Kỳ chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đơn giản hóa quy định không hợp lý về kinh doanh vận tải
17:31' - 11/02/2025
Bộ Giao thông vận tải cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các quy định pháp luật.