Người giàu Anh tăng cường "mua" quốc tịch nước ngoài để tránh Brexit
Các công ty đầu tư di trú cho biết, số doanh nhân người Anh tìm cách "mua" quốc tịch của các quốc gia được miễn thị thực vào Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh khi triển vọng về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit – chỉ việc Anh rời EU – giữa London và Brussels đang giảm dần.
Công ty đầu tư di trú Astons cho biết đã ghi nhận số lượng khách hàng muốn “mua” quốc tịch Cộng hòa Cyprus (Síp) hoặc Hy Lạp trong quý hiện nay tăng lần lượt 50% và 30% so với cùng kỳ năm 2019, chưa đầy bốn tháng trước khi những người sở hữu hộ chiếu Vương quốc Anh có thể mất quyền tự do di chuyển trên khắp EU.
Trong khi đó, công ty đầu tư di trú Henley & Partners cũng ghi nhận sự gia tăng về số yêu cầu tư vấn liên quan tới hoạt động đầu tư di trú đến Malta, Bồ Đào Nha, Áo và một số quốc đảo Caribe – những nước cung cấp một loạt quyền cư trú, đi lại miễn thị thực đến EU và quyền công dân cho những người đầu tư vào hoạt động kinh doanh hoặc bất động sản ở địa phương.
Công dân của một số quốc gia ở khu vực Caribe bao gồm St Lucia và St Kitts & Nevis cũng được ưu tiên trong việc xuất nhập cảnh khi đến EU nhờ mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên EU do kết quả của các hiệp định thương mại hiện đại, ngoại giao và lịch sử giữa đôi bên.
Theo ông Paddy Blewer, giám đốc Henley & Partners, "hoạt động đầu tư di trú là một biện pháp phòng ngừa những biến động và là một yếu tố trong chiến lược bảo vệ giá trị danh mục đầu tư có giá trị ròng cao". Ông Paddy Blewer cũng cho hay số lượng khách hàng của công ty này hiện cao hơn so với thời điểm ngay sau cuộc bỏ phiếu về Brexit hồi tháng 6/2016 tại Anh.
Theo Henley & Partners, số lượng khách hàng Anh tìm kiếm quốc tịch nước ngoài hoặc quyền cư trú ở nước ngoài bằng cách đầu tư đã tăng 40% trong quý I/2020 trước khi “đi ngang” trong giai đoạn áp dụng lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào quý II/2020. Tuy vậy, số lượng khách hàng ở Anh của Henley & Partners trong giai đoạn từ ngày 1/7-10/9 lại tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019 khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit sắp kết thúc.
Sự quan tâm đến việc tìm “mua” quốc tịch nước ngoài nói trên ở Anh tiếp tục tăng lên ngay cả khi Ủy ban châu Âu (EC) xem xét các biện pháp có thể áp dụng để hạn chế các quốc gia EU “bán” hộ chiếu và thị thực cho người nước ngoài giàu có, do lo ngại các nhóm tội phạm có tổ chức có thể lợi dụng kẽ hở này.
Theo luật lệ hiện hành của CH Cyprus, người nước ngoài sẽ có quyền cư trú tại CH Cyprus sau hai tháng kể từ khi mua một bất động sản trị giá 300.000 euro (tương đương 351.870 USD) tại nước này sau hai tháng.
Còn nếu họ muốn có quốc tịch CH Cyprus thì cần mua một bất động sản có giá trị ít nhất là 2 triệu euro tại nước này và chờ thêm sáu tháng sau đó để được hưởng quyền lợi trên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống V.Putin ký ban hành luật đơn giản hóa thủ tục nhập quốc tịch Nga
09:25' - 25/04/2020
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/4 đã ký ban hành luật đơn giản hóa quy định nhập quốc tịch Nga. Văn kiện này đã được công bố trên cổng Internet công báo chính thức.
-
Kinh tế Thế giới
Người Anh vẫn muốn được giữ quốc tịch EU hậu Brexit
11:04' - 19/02/2020
Thị trưởng London kêu gọi Thủ tướng Anh Boris Johnson cho phép công dân Anh được có cả quốc tịch EU hậu Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp có nữ Thủ tướng mới
08:47'
Ngày 16/5, Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm tân Thủ tướng nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đứng trước nhu cầu cấp thiết về kim loại thô
05:30'
Để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, châu Âu đã đặt ra những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, tuy nhiên, để chuyển sang năng lượng xanh, châu lục này sẽ cần rất nhiều nguyên liệu thô.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Sri Lanka đảm bảo sẽ sớm có đủ nhiên liệu
17:19' - 16/05/2022
Ngày 16/5, Bộ trưởng Điện và Năng lượng Sri Lanka, ông Kanchana Wijeskera đảm bảo rằng nước này sẽ sớm có đủ nhiên liệu để phục vụ nhu cầu của người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Belarus thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm do lệnh trừng phạt của phương Tây
14:25' - 16/05/2022
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Belarus đã khiến nước này thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị cản trở.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể trong tháng Tư
14:21' - 16/05/2022
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, doanh số bán lẻ trong tháng Tư giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Israel: Lạm phát lên mức cao nhất trong gần 11 năm
11:18' - 16/05/2022
Cục Thống kê Israel cho biết trong tháng Tư tỷ lệ lạm phát nước này tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và 0,8% so với tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
10:33' - 16/05/2022
Các nền kinh tế thành viên của APEC không nên chậm trễ trong việc phục hồi tiến trình hội nhập châu Á - Thái Bình Dương, vốn được xem là khu vực năng động nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu trong vòng xoáy lạm phát đình trệ
08:34' - 16/05/2022
Kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ, khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, còn dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chuẩn bị các “bộ đệm” chống lạm phát
17:17' - 15/05/2022
Theo tờ Jakarta Post, Chính phủ Indonesia đang chuẩn bị ngân sách cho các “bộ đệm” chống lạm phát nhằm duy trì sức mua trong nước và giữ đà phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.