Người Hồi giáo bắt đầu tháng lễ Ramadan khác biệt nhất từ trước tới nay
Ngày 24/4, người Hồi giáo trên toàn thế giới bắt đầu tháng lễ Ramadan khác biệt nhất từ trước tới nay khi hầu hết các quốc gia đều áp dụng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại, tụ tập để ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Điều này đồng nghĩa với việc những thói quen tụ họp gia đình hay cầu nguyện tập thể vốn không thể thiếu trong tháng lễ quan trọng này của người Hồi giáo, không được phép diễn ra.
Tháng lễ Ramadan năm nay cũng khiến công việc phòng dịch tại nhiều quốc gia châu Á, Trung Đông và Bắc Phi thêm khó khăn do giới chức lo ngại người dân có thể đề cao các nghi thức tín ngưỡng hơn các quy tắc phòng dịch.
Dù số ca nhiễm bệnh tại khu vực này thấp hơn châu Âu và Mỹ nhưng lại đang có xu hướng tăng dần, làm dấy lên lo ngại rằng hệ thống y tế còn yếu kém tại nhiều quốc gia sẽ không đủ khả năng chống đỡ khi dịch bệnh bùng phát mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo dừng một số hoạt động trong tháng lễ Ramadan để hạn chế tiếp xúc, lây nhiễm.
Hầu hết các quốc gia đã ban hành các lệnh cấm cầu nguyện tại đền thờ hoặc tụ họp người thân và bạn bè trong các bữa “xả chay”- bữa ăn tối quan trọng kết thúc một ngày nhịn ăn trong tháng lễ của người Hồi giáo.
Tại Indonesia, quốc gia có cộng đồng người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, các biện pháp hạn chế phần nào khiến các tín đồ “hụt hẫng” nhưng các tổ chức tôn giáo quốc gia này đã kêu gọi các tín đồ ở nhà.
Fitria Famela, phụ nữ nội trợ theo đạo Hồi, tuy tỏ ra thất vọng vì không thể đến đền thờ cầu nguyện nhưng cô cho rằng thế giới giờ đang thay đổi và họ không thể làm khác.
Giới chức Indonesia cũng ban hành các lệnh cấm hoạt động vận chuyển đi lại khi hàng triệu người trở về quê nhà hoặc các làng mạc cổ vào cuối tháng lễ Ramadan.
Chính phủ cũng hạn chế các dịch vụ hàng không và đường biển kết nối xứ vạn đảo. Tại Afghanistan, giới chức y tế và các học giả Hồi giáo cũng khuyên người dân thực hành các nghi lễ trong tháng Ramadan tại nhà để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Tại Malaysia, người Hồi giáo nước này bước vào tháng Ramadan khi Mệnh lệnh Hạn chế Di chuyển (MCO), bắt đầu được áp dụng từ ngày 18/3, vừa được chính phủ công bố sẽ kéo dài trước mắt cho đến hết ngày 12/5 mà chưa rõ ngày dỡ bỏ.
Điều đó có nghĩa là tháng Ramadan, từ ngày 24/4 cho đến ngày 24/5, có thể hoàn toàn nằm trong vòng ảnh hưởng của MCO.
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin mong người dân chia sẻ và chung tay cùng chính phủ trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, trước khi có thể đưa đất nước trở lại nhịp sống bình thường như trước đây.
Cùng ngày, Quốc vương Al-Sultan Abdullah Ri’ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah đã kêu gọi các tín đồ hãy nghiêm túc chấp hành các chỉ thị của chính phủ liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, dành thời gian chăm sóc, thương yêu, sẻ chia với những người thân của mình.
Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad cũng kêu gọi các tín đồ không vi phạm các chính sách hạn chế đi lại của chính phủ, nhẫn nại để chung tay cùng chính phủ bảo vệ toàn thể người dân và đất nước.
Trái lại, một số thủ lĩnh tôn giáo tại châu Á, nơi tập trung gần 1 tỷ người theo đạo Hồi, lại chủ quan, bỏ qua các khuyến cáo của giới chức về việc hạn chế tụ tập đông người.
Bất chấp nguy cơ lây lan dịch bệnh, hàng nghìn người vẫn tham gia buổi cầu nguyện tối 23/4 tại đền thờ lớn nhất thủ phủ Banda Aceh, tỉnh Aceh, Indonesia.
Thực trạng này tiếp diễn kể cả khi trong vài tuần trở lại đây, nhiều ổ lây nhiễm bệnh ở châu Á có liên quan tới những sự kiện tôn giáo tập thể ở Malaysia, Pakistan và Ấn Độ.
Ở Bangladesh, các nỗ lực phòng dịch đứng trước nguy cơ sụp đổ khi các giáo sĩ bảo thủ che khai báo không trung thực số người thăm viếng các đền thờ.
Tại Pakistan, những ngày trước khi tháng lễ bắt đầu, nhiều đền thờ vẫn đông nghịt người tới cầu nguyện, ngồi chen chúc mà không tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OIC kêu gọi hỗ trợ các nước Hồi giáo dễ bị tổn thương do dịch bệnh
13:13' - 23/04/2020
Ngày 22/4, OIC đã kêu gọi các nước thành viên giúp đỡ những nước Hồi giáo đang gặp khó khăn trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhất là những nước ở châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Tài xế đột quỵ bất tỉnh trên cao tốc được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời
10:01'
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông sáng 5/7 cho biết, một tài xế bị đột quỵ, nằm bất tỉnh trên cabin khi đang đi trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã được Cảnh sát giao thông đưa đi cấp cứu kịp thời.
-
Đời sống
Hà Nội: Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi có điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10
09:02'
Sau khi biết điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 tại Hà Nội, các thí sinh cần lưu ý những mốc thời gian sau.
-
Đời sống
Phát hiện thành phố cổ có niên đại 3.500 năm tuổi tại Peru
07:00'
Tại một cuộc họp báo, nhà khảo cổ học Marco Machacuay, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa Peru cho biết rằng tầm quan trọng của Peñico nằm ở chỗ khu vực này là sự tiếp nối của xã hội Caral.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 5/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Một phụ nữ nhập viện sau khi dùng thuốc giảm cân thải độc, collagen không rõ nguồn gốc
16:46' - 04/07/2025
Các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, thải độc, tăng cường miễn dịch và cải thiện làn da.
-
Đời sống
Không gian văn hóa mới hút hồn du khách tại Đà Nẵng
15:59' - 04/07/2025
Từ ngày 4/7/2025, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức bán vé phục vụ du khách tham quan, trải nhiệm lịch sử, văn hóa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử.
-
Đời sống
Điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 chính thức
15:57' - 04/07/2025
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2024.
-
Đời sống
Quy hoạch mã vùng điện thoại cố định sau sắp xếp tỉnh, thành phố
14:42' - 04/07/2025
Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Đời sống
Trợ lý AI hỗ trợ tra cứu đơn vị hành chính mới
11:46' - 04/07/2025
Từ máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, người dân có thể dễ dàng tra cứu hoàn toàn miễn phí mọi thông tin về đơn vị hành chính mới.