Người Mỹ ngóng chờ gói kích thích kinh tế mới
Thống kê cho thấy có thêm tám triệu người Mỹ rơi vào cảnh nghèo đói khi nền kinh tế lớn nhất thế giới vật lộn với sự gia tăng các ca lây nhiễm mới của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khiến hàng chục triệu lao động bị sa thải và kinh tế sụt giảm mạnh.
*Cảnh nghèo gia tăngTrong bối cảnh sức ảnh hưởng của gói cứu trợ trị giá hàng nghìn tỷ USD ban đầu nhanh chóng "bay hơi", một số người tỏ ra lo ngại rằng tầng lớp trung lưu Mỹ đang rơi vào tình thế khó khăn. Hạt Montgomery thuộc tiểu bang Maryland là một trong những khu vực giàu có nhất nước Mỹ, song ngay cả ở các thị trấn như Bethesda, vẫn có sự chênh lệch rõ rệt về giàu nghèo.Anne Derse, Phó tế tại nhà thờ St. John's Episcopal, nơi tổ chức chương trình bữa ăn miễn phí, cho biết có 65.000 người rơi vào tình trạng thiếu ăn trước đại dịch COVID-19 và con số này đã tăng lên 95.000. Trong chương trình bữa ăn miễn phí của nhà thờ, lượng thức ăn cung cấp thường hết chỉ trong chưa đến một tiếng đồng hồ.
Tại Capital Area Food Bank (CAFB), nơi cung cấp thực phẩm cho thủ đô Washington và các vùng ngoại ô, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành CAFB Radha Muthiah cho biết số lượng người nhận viện trợ tổng cộng ở mức 400.000 người trước đại dịch COVID-19 nhưng hiện đã tăng lên 650.000 người.Nhu cầu tăng mạnh nhất ở các quận Montgomery và Fairfax, hai khu vực thường được coi là giàu có nhưng tình trạng mất việc đã khiến mọi người đột nhiên phải vật lộn để đủ tiền mua hàng tạp hóa.
Hồi tháng Ba, Mỹ đã thông qua gói chi tiêu trị giá 2.200 tỷ USD theo Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES), nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ vượt qua đại dịch COVID-19, trong đó mở rộng chi trả thất nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ để ngăn chặn tình trạng sa thải nhân viên.Song gói chi tiêu này đến nay đã hết hạn. Một nghiên cứu cho thấy số người đối mặt với đói nghèo hiện đã tăng 8 triệu người so với con số 34 triệu người được ghi nhận vào năm 2019.
Các chuyên gia lưu ý nếu muốn thu hẹp tỷ lệ nghèo đói, giảm bớt số hộ gia đình rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực và gặp khó khăn về tài chính, việc thông qua gói kích thích mới càng sớm càng tốt đóng vai trò quan trọng. *...chờ đợi nguồn tiền mới Bất chấp nhiều tháng đàm phán, các nhà lập pháp Mỹ vẫn thất bại trong nỗ lực nhất trí về một chương trình chi tiêu mới nhằm hỗ trợ kinh tế Mỹ. Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng sau ngày bầu cử Tổng thống 3/11 tới, các nghị sỹ của đảng Cộng hòa sẽ thông qua một gói cứu trợ mới cho nền kinh tế Mỹ.Thông báo này của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như là một lời thừa nhận rằng ông đã không thể thúc đẩy Quốc hội Mỹ đạt được một thỏa thuận về gói cứu trợ mới trong tuần cuối cùng trước ngày bầu cử này.
Sau nhiều tháng đàm phán giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, hai bên đã thu hẹp sự khác biệt về quy mô của gói kích thích xuống còn khoảng 2.000 tỷ USD, song vẫn có những mâu thuẫn về mức chi chính xác và những điều khoản quan trọng của gói chi tiêu.Phía đảng Cộng hòa yêu cầu các biện pháp hạn chế hơn, trong khi đảng Dân chủ nhấn mạnh vào viện trợ cho các chính quyền tiểu bang và địa phương.
Kể từ khi hoạt động kinh doanh bị đình trệ vào tháng 3/2020, do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19, Mỹ đã chứng kiến hàng chục triệu người mất việc làm cũng như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm kỷ lục 31,4% trong quý II/2020. Hồi giữa tháng này, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva từng bày tỏ tin tưởng rằng các nhà lập pháp Mỹ cuối cùng sẽ thông qua một gói kích thích kinh tế mới.Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath dự báo một gói kích thích mới có quy mô tương tự có thể thúc đẩy GDP của Mỹ trong năm tới tăng thêm 2 điểm phần trăm so với dự báo hiện tại là tăng 3,1%./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Gói kích thích kinh tế khó hoàn tất trước cuộc bầu cử
14:38' - 16/10/2020
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng Nhà Trắng và các nhà lập pháp nước này khó có thể hoàn tất gói kích thích kinh tế mới trước cuộc bầu cử tháng Mười Một.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10'
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.