Nguồn cung khí đốt cho EU ra sao sau căng thẳng với Qatar?
Qatar là nhà cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai cho Liên minh châu Âu (EU). Với tỷ trọng xuất khẩu khí đốt sang EU lên tới 16%, Qatar cho rằng đây có thể là một "lá bài" để mặc cả với "lục địa Già". Tuy nhiên theo Nhật báo Le Monde, EU có thể phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Qatar, nhưng khối này không đến mức phải quá lo ngại nếu "nguồn van" này bị đóng.
Ngày 18/12, chỉ vài giờ trước khi bắt đầu trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới tại Qatar (World Cup 2022), Qatar đã thể hiện công khai thái độ của mình khi gửi một thông điệp đến Brussels để phản ứng lại những biện pháp đầu tiên mà châu Âu áp dụng sau những tiết lộ về tham nhũng liên quan đến nước này và cựu Phó Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, bà Eva Kaili.Một nhà ngoại giao Qatar cảnh báo rằng thái độ của châu Âu có thể có "tác động tiêu cực" đối với các cuộc thảo luận đang diễn ra về "an ninh năng lượng toàn cầu". Nhiều ý kiến lo ngại rằng rất có thể Qatar, quốc gia có thỏa thuận cung cấp khí đốt với Đức, Italy, Pháp và nhiều nước thuộc EU, sẽ "đóng van" ngừng cung cấp khí đốt cho EU.Vậy châu Âu phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Qatar đến mức nào? Và liệu lời đe dọa này có khiến EU lo lắng? Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine vào ngày 24/2, Qatar trở thành một trong những nhà sản xuất khí đốt chính trên thế giới cùng với Mỹ và Australia. Ba quốc gia này chiếm gần 60% xuất khẩu khí đốt thế giới.Cũng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, EU đã tìm kiếm khắp nơi để đa dạng hóa nguồn cung khí đốt và Qatar chính là nhà cung cấp lớn thứ hai, sau Mỹ.Qatar có thỏa thuận cung cấp khí đốt với Đức, Italy, Pháp cùng nhiều nước thuộc EU khác, và đang ngày càng được nhiều quốc gia khác chú ý. Bằng chứng là sự xuất hiện dày đặc của các chuyến thăm chính thức đến Doha gần đây của nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, đi kèm với việc ký kết một số hợp đồng quan trọng, trong bối cảnh LNG hiện chiếm gần 40% lượng khí nhập khẩu của châu Âu, so với mức chỉ 22% vào năm ngoái.Theo truyền thống, các thỏa thuận dài hạn ít khi được hoan nghênh, nhưng một số quốc gia châu Âu, chẳng hạn như Italy, Pháp hay Đức, đã phải chấp nhận điều đó để ứng phó với nguy cơ thiếu nguồn cung khí đốt. Vào cuối tháng 11/2022, Thủ tướng Đức đã ký hợp đồng cung ứng với công ty đại chúng Qatar Energy và công ty Mỹ ConocoPhillips thời hạn 15 năm.Theo thỏa thuận này, mỗi năm, Qatar sẽ cung cấp 2,5 tỷ m3 khí đốt cho thị trường Đức trong giai đoạn 2021-2026, nhờ vào việc xây dựng các kho chứa nổi và các cơ sở mới để tái chế khí. Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck đã hoan nghênh thỏa thuận này. Thậm chí ông còn cho rằng: "Thời hạn 15 năm là tốt và các điều kiện thực hiện cũng rất tốt. Tôi cũng sẽ không phản đối các hợp đồng từ 20 năm trở lên và hơn thế nữa".Các công ty đa quốc gia cũng bị thu hút bởi "thiên đường" khí đốt Qatar. Vào cuối tháng 10/2022, Qatar Energy xác nhận rằng họ đang thảo luận với Liban để mua 30% cổ phần trong một lô thăm dò khí đốt ngoài khơi, đồng thời đàm phán về chủ đề này với các công ty lớn của Pháp là TotalEnergies và Eni của Italy.Vài tháng trước đó, Qatar Energy đã mời hai tập đoàn châu Âu hợp tác để phát triển mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Mỏ khí đốt được gọi là North Field South. Đây sẽ là trọng tâm trong chiến lược phát triển năng lượng của Qatar, với tham vọng tăng sản lượng LNG lên hơn 60%, đạt 126 triệu tấn mỗi năm vào năm 2027.Về cơ bản, nguồn cung từ Qatar chắc chắn là cần thiết, đặc biệt là vào thời điểm mà EU đang cần củng cố an ninh năng lượng, nhưng nguồn cung này không phải là duy nhất.Vincent Demoury, đại diện của nhóm các nhà nhập khẩu LNG quốc tế, nhấn mạnh : "Một trong những mục tiêu chính của EU là đa dạng hóa các nguồn cung LNG để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp". Do đó, không chỉ Qatar mà EU còn có nhiều nguồn cung khác.
Vào năm 2022, Mỹ đã giành được rất nhiều thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Trong giai đoạn tháng 1-10/2022, tỷ trọng xuất khẩu khí đốt của Mỹ sang EU tăng vọt lên 43%, so với mức 29% trong cả năm 2021.Ngược lại, trong cùng thời gian này, tỷ trọng của Qatar giảm nhẹ (chỉ còn 16% vào năm 2022 so với 21% của năm 2021), cũng như của Nga (13% so với 17%). Dania Thafer, Giám đốc điều hành Diễn đàn Quốc tế Vùng Vịnh, một Viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington, cho biết: "Với tỷ lệ này, Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với nguồn cung khí đốt cho EU trong trung hạn và rất có thể là trong dài hạn".Chuyên gia người Mỹ cho biết thêm rằng trong tương lai, Qatar cũng không thể cung cấp nhiều khí đốt hơn cho EU. Hiện tiểu vương quốc này đang bị ràng buộc bởi các thỏa thuận với nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.Cụ thể, Doha cung cấp 1/4 sản lượng khí đốt của mình cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và mới đây đã ký kết một thỏa thuận với Trung Quốc vào ngày 21/11 để "cung cấp" cho nước này 4 triệu tấn khí đốt mỗi năm trong khoảng thời gian 27 năm. Đây là thỏa thuận dài nhất trong lịch sử mà thị trường khí đốt từng ghi nhận./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin: Nga sẽ đáp trả quyết định áp trần giá khí đốt của EU
10:31' - 23/12/2022
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này có quyền không tuân thủ các hợp đồng khí đốt nếu giá trần do các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) áp đặt vi phạm các hợp đồng này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức bắt đầu tiếp nhận khí đốt hóa lỏng qua nhà ga ở cảng Wilhelmshaven
09:15' - 22/12/2022
Nhà ga tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên của Đức tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc bang Niedersachsen ngày 21/12 đã bắt đầu hoạt động, sớm một ngày so với kế hoạch.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đưa vào khai thác mỏ khí đốt khổng lồ ở Đông Siberia
07:58' - 22/12/2022
Ngày 21/12, qua cầu truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự lễ đưa vào khai thác mỏ khí đốt Kovykta và khánh thành đoạn Kovykta-Chayanda của tuyến đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia”.
-
Kinh tế Thế giới
Lượng tiêu thụ khí đốt trong 4 tháng qua của EU giảm hơn 20%
06:00' - 22/12/2022
Lượng khí đốt tiêu thụ tại các nước Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 20,1% trong giai đoạn từ tháng 8-11/2022, so với mức tiêu thụ trung bình trong các tháng tương tự từ năm 2017-2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.