Nguồn gốc phong tục Tết ông Công ông Táo
Đây là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay.
Sự tích ông Công ông Táo
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Sự tích kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi.
Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Trọng Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Một hôm, Trọng Cao tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, trong lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ.
Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời chồng cũ. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo
Theo truyền thuyết, hằng năm, Táo Quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người.
Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Do đó, trong quan niệm của người Việt, ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Những đồ "vàng mã" sẽ được đốt đi sau lễ cúng
Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dan gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.
Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.
Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp./.
>>>Mâm cỗ cúng Tết ông Công ông Táo đơn giản, chuẩn nghi thức
Tin liên quan
-
Thị trường
Ninh Thuận cung ứng hàng nghìn chậu nho kiểng dịp Tết
06:16' - 31/01/2021
Các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho tại Ninh Thuận đang chuẩn bị hàng nghìn chậu nho kiểng để đưa ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu sắp tới.
-
Đời sống
Độc đáo quất tiểu cảnh ngày Tết
05:30' - 31/01/2021
Những cây quất bonsai với kích thước nhỏ gọn và nhiều dáng thế đẹp, độc đáo đang thu hút khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Hoãn nhiều hoạt động văn hóa dịp Tết nguyên đán do dịch COVID-19
14:20' - 30/01/2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều hoạt động văn hóa mừng Xuân Tân Sửu 2021 tại Hà Nội đã bị hoãn để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Những chiến binh áo trắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19
21:10'
Vào những ngày cuối tháng 7/2020, Bệnh viện C Đà Nẵng trở thành tâm điểm của cả nước, bởi đây là nơi phát hiện bệnh nhân dương tính COVID-19 cộng đồng đầu tiên trong đợt dịch thứ 2.
-
Đời sống
Tết Nguyên tiêu thật khác trong thời COVID-19!
20:05'
Dịch COVID-19 đã làm biến đổi những thói quen thường niên nhưng không vì thế mà ý nghĩa đặc biệt của Tết Nguyên tiêu bị phai nhạt trong mỗi gia đình người Hà Nội.
-
Đời sống
Lộ trình tuyến xe buýt 20C Hà Nội mới nhất năm 2021
09:55'
Danh sách, lộ trình tuyến xe buýt 20C (tuyến số 20C Nhổn - Võng Xuyên) mới nhất, chi tiết nhất tại Hà Nội năm 2021.
-
Đời sống
Xu hướng sử dụng sản phẩm chay trong ngày Rằm tháng Giêng
08:45'
Theo các chuyên gia kinh tế, những năm gần đây do xu hướng người dân chuyển sang thích ăn chay nhiều hơn, ưa chuộng các sản phẩm chay có nguồn gốc từ nông sản hữu cơ.
-
Đời sống
Ăn thịt bê thui, 8 người bị ngộ độc
18:48' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 5 bệnh nhân ở thôn Khánh Sơn (xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) với triệu chứng đau bụng, nôn.
-
Đời sống
Tại sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
09:45' - 25/02/2021
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm).
-
Đời sống
Bằng kỹ sư tại nước ngoài có tương đương bằng thạc sĩ?
07:00' - 25/02/2021
Theo Hệ thống giáo dục đại học Cộng hòa Belarus, chương trình đào tạo chuyên gia (kỹ sư) kéo dài 5 năm và người có bằng chuyên gia (kỹ sư) phải hoàn thành thêm ít nhất 1 năm mới được cấp bằng thạc sĩ.
-
Đời sống
Rằm tháng Giêng: Dâng mâm cỗ chay để cầu bình an
06:49' - 25/02/2021
Cùng với phóng sinh tạo phúc, trong dịp rằm tháng Giêng, dâng một mâm cơm chay thanh tịnh cũng là cách được nhiều gia đình lựa chọn để tỏ lòng thành kính, cầu một năm bình an và hạnh phúc.
-
Đời sống
Hải Dương: Thêm 13 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
21:26' - 24/02/2021
Chiều 24/2, Bệnh viện dã chiến số 2 đặt tại Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã công bố khỏi bệnh và trao giấy ra viện cho 13 bệnh nhân.