Nguồn lực quan trọng trong giảm nghèo
“Chỉ với hơn 4.000 tỷ đồng, song nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội đang hỗ trợ cho gần 1/3 số hộ dân trong tỉnh, cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ có sự đóng góp rất lớn của NHCSXH. Đây là kênh quan trọng nhất đóng góp nguồn lực giúp cho tỉnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững”.
Đó là nhận định của ông Bùi Minh Châu - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ tại buổi làm việc với Đoàn công tác cấp cao của Ngân hàng Chính sách Xã hội về tình hình thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Thọ càng làm rõ hơn hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội sau hơn 17 năm triển khai trên địa bàn. Đặc biệt 5 năm gần đây, sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị 40) ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra đời, Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã ban hành nhiều văn bản triển khai kế hoạch đưa Chỉ thị vào cuộc sống; trong đó UBND có riêng một văn bản về việc trích một phần ngân sách địa phương chuyển nguồn vốn sang Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại cấp tỉnh, cấp huyện. Mới đây là văn bản về việc tăng cường huy động nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
Cấp ủy, chính quyền địa phương cùng Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội xây dựng được mô hình tổ chức và mạng lưới rộng khắp với 277 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn và 4.038 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, làng.
Nhìn lại hành trình kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Thọ đã cho vay 697.297 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay hơn 11.326 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt hơn 7.403 tỷ đồng.
Tính đến 30/11/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt trên 4.108 tỷ đồng, tăng gấp trên 22 lần so với cuối năm 2002 với 121.040 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, mức dư nợ bình quân đạt 33,94 triệu đồng/ hộ, tăng 31,2 triệu đồng/hộ so với thời điểm thành lập.
Thông qua các chương trình tín dụng, vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã tạo điều kiện gần 700 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Cụ thể: Có 33.261 lao động được tạo việc làm; có 15.076 căn nhà được xây dựng theo chương trình hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; có 96.733 HSSV mới được vay vốn để trang trải chi phí học tập; có 7.719 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; có 134.867 công trình nước sạch và 134.148 công trình vệ sinh được sửa chữa, xây mới...
Từ đó, đã góp phần làm giảm hộ nghèo của tỉnh từ 67.954 hộ năm 2003 xuống còn 28.667 hộ vào cuối năm 2018.
Nguồn vốn chính sách xã hội đã giúp bà con nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chủ động nguồn tài chính để mua sắm thiết bị, máy móc, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và đời sống sinh hoạt.
Từ đó đã phòng ngừa và góp phần hạn chế nạn “cho vay nặng lãi, bán lúa non” tồn tại lâu nay trong vùng nông thôn, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, đã giải quyết được các vấn đề bức xúc trong xã hội như nhà ở, việc làm, môi trường, nước sạch và học tập,...
“Qua hoạt động của các tổ chức tín dụng Nhà nước nói chung, cho thấy cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách Xã hội là kênh phù hợp, hiệu quả và bền vững nhất”, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Minh Châu khẳng định.
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đến 30/11/2019 chỉ chiếm tỷ lệ 0,15% tổng dư nọ. Nợ khoanh chỉ chiếm tỷ lệ 0,003% tổng dư nợ, cho thấy ý thức rất cao của người dân với việc sử dụng nguồn vốn này.
Thông qua hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống trong nhân dân giữa các vùng; củng cố, nâng cao lòng tin của nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đối với Đảng và Nhà nước.
Hiệu quả của nguồn vốn chính sách xã hội góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ tăng 7,83% vượt kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ hộ nghèo từ 12,4 % năm 2016 còn 5,27% cuối năm 2019, góp phần giúp 102 xã của tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, chiếm 42% tổng số xã của tỉnh. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh là 15,2% cao hơn mức bình quân chung của khu vực là hơn 12,3%.
Tính đến thời điểm 30/11/2019, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Thọ đạt trên 4.117 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn từ Trung ương chiếm tỷ trọng 85,39%.
Tổng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đạt gần 49,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,21%. Ngân sách cấp tỉnh đã chuyển là 31 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện đã chuyển là 9,4 đồng. Điển hình có một số huyện có số dư ngân sách ủy thác sang cao như: Hạ Hòa 1,5 tỷ đồng, Việt Trì 1,3 tỷ đồng, Thanh Sơn 1 tỷ đồng, Thanh Ba 950 triệu đồng.
Tuy nhiên, hiện nay mức chuyển nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội các cấp trong tỉnh Phú Thọ còn thấp, trong khi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, toàn tỉnh có trên 20 vạn đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm trên 14% tổng dân số toàn tỉnh); 9/11 huyện thuộc vùng khó khăn, 50% số xã thuộc vùng khó khăn.
Vì vậy, nguồn vốn hiện tại chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của người dân, như: cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP,...
Trước thực trạng này, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Dương Quyết Thắng đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục đồng hành bố trí nguồn lực hỗ trợ các đối tượng chính sách trên địa bàn. Tối thiểu đạt mục tiêu 100 tỷ đồng mà Chính phủ đề ra.
Về phía Ngân hàng Chính sách Xã hội, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng cam kết tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng sẽ bố trí ngay 20 tỷ đồng để tỉnh Phú Thọ cho vay giải quyết việc làm.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Thọ phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành và các cấp xây dựng kế hoạch, phương án, đề án cụ thể để sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả hơn Chỉ thị số 40. “Chúng tôi rất quan tâm đến việc triển khai Chỉ thị số 40 để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách để giảm nghèo bền vững. Đây là vấn đề trọng tâm của bất cứ một địa phương nào, chúng ta đã làm tốt rồi cần làm tốt hơn”, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, Bùi Minh Châu nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách - Công cụ hữu hiệu giảm nghèo bền vững
16:24' - 22/09/2019
Những thành quả tín dụng giảm nghèo sẽ tiếp tục lan tỏa trong thời gian tới khi hiện vẫn còn 6,6 triệu người nghèo và đối tượng chính sách đang còn dư nợ.
-
Ngân hàng
Những vườn đào đơm hoa từ vốn tín dụng chính sách
07:32' - 17/09/2019
Vườn đào của gia đình chị Đào Thị Bình ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội những ngày này xanh óng dưới nắng thu.
-
Kinh tế & Xã hội
Tín dụng chính sách giúp Thừa Thiên - Huế giảm tỷ lệ hộ nghèo
20:05' - 21/08/2019
Các nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 22.000 hộ dân ở Thừa Thiên - Huế thoát khỏi ngưỡng cận nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện nay xuống còn 5,03% và hộ cận nghèo còn 4,93%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng chính sách hỗ trợ đồng bào vùng cao thoát nghèo
13:21' - 21/08/2019
Ngày 21/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XVI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Lợi nhuận UBS vượt kỳ vọng, thương vụ sáp nhập Credit Suisse "về đích" đúng hạn?
10:04'
UBS đã công bố lợi nhuận ròng đạt 770 triệu USD trong 3 tháng cuối năm 2024, so với khoản lỗ 279 triệu USD trong cùng kỳ một năm trước đó.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 5/2: Ngân hàng giảm mạnh giá USD và NDT
08:45'
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.010 - 25.370 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 110 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 4/2.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/2: Giá các đồng ngoại tệ tăng mạnh
09:02' - 04/02/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.120 - 25.480 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 180 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng 3/2.
-
Ngân hàng
Thủ tướng chúc mừng năm mới 2025 và giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng
10:14' - 03/02/2025
Sáng 3/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, chúc mừng năm mới; giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/2: Giá USD và NDT biến động ngược chiều
09:00' - 03/02/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 24.940 - 25.300 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 20 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với thời điểm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Ngân hàng
Thủ tướng Pháp kêu gọi ECB giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng
15:53' - 02/02/2025
Thủ tướng Pháp François Bayrou đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đẩy nhanh tốc độ cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, khi lạm phát đã trở lại mức bình thường.
-
Ngân hàng
Ngân hàng lì xì đầu xuân, khách hàng gửi tiết kiệm hưởng lợi kép
10:55' - 02/02/2025
Không chỉ dừng lại ở hình thức tặng lì xì tiền mặt, các nhà băng còn áp dụng nhiều chương trình quà tặng, quay số may mắn, cộng lãi suất để khích lệ khách hàng gửi tiết kiệm, giao dịch đầu xuân.
-
Ngân hàng
Người lớn tuổi - nhóm khách hàng quan trọng của các ngân hàng Hàn Quốc
10:15' - 01/02/2025
Các ngân hàng đang điều chỉnh chiến lược bán hàng của mình để phục vụ khách hàng lớn tuổi tốt hơn.
-
Ngân hàng
Đồng yen hướng tới tháng Một khởi sắc nhất trong bảy năm
12:32' - 31/01/2025
Trong tuần này, đồng nội tệ Nhật Bản ước tăng tổng cộng 1% và chuẩn bị chạm mức tăng 1,9% trong cả tháng, đánh dấu hiệu suất tốt nhất của tháng Một trong bảy năm gần đây.