Nguồn nhân lực logistics Việt Nam: Thêm xung lực mới
Cùng với thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực doanh nghiệp, công nghệ thì nhân lực là một khía cạnh nền tảng trong phát triển dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, hoạt động của mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam cũng có một số điểm bất cập; trong đó bất cập lớn nhất là mạng lưới thiếu tư cách pháp nhân, không có bộ máy, nhân sự để có thể phối hợp các cơ sở đào tạo với nhau và liên kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp là người sử dụng nhân lực.
Nhằm xác định tầm nhìn, định hướng phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh và phát triển nhân lực ngành logistics, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương về việc chung tay thực hiện mục tiêu đưa ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh, vững chắc hơn nữa trong giai đoạn tới.
Phóng viên: Thưa ông, nguồn nhân lực có vai trò thế nào trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt Nam?
Ông Trần Thanh Hải: Cùng với thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực doanh nghiệp, công nghệ thì nhân lực là một khía cạnh nền tảng trong phát triển dịch vụ logistics. Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhân lực logistics.Không phải ngẫu nhiên mà tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày14/2/2017 ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 và Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định 200/QĐ-TTg nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã dành một mục riêng về đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực logistics.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu về chất lượng trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân lực logistics ngày càng cần nâng cao.
Đặc biệt nguồn lao động có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, các kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, đàm phán... sẽ là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Về lâu dài nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế.
Phóng viên: Vậy ông có nhận xét thế nào về nguồn nhân lực logistics và việc đào tạo logistics tại Việt Nam hiện nay?
Ông Trần Thanh Hải: Với đặc điểm thị trường dịch vụ logistics mới phát triển trong những năm gần đây, nhân lực logistics Việt Nam có điểm mạnh là nguồn nhân lực trẻ, năng động, ưa thích mạo hiểm và sẵn sàng chịu đựng thử thách cũng như rủi ro.
Tuy nhiên, vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực logistics thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp.
Cùng với đó, sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như trạng thái tâm lý của lao động logistics Việt Nam để sẵn sàng đón nhận làn sóng di chuyển lao động giữa các nước ASEAN chưa cao.
Ngoài ra, vấn đề kỷ luật lao động, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như cường độ lao động thấp cũng là những hạn chế cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới đối với nhân lực logistics Việt Nam.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu trường Đại học Ngoại thương công bố tại Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, khoảng 60 - 80% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết sự sẵn có của nhân lực logistics lành nghề ở tất cả các cấp từ công nhân lao động trực tiếp đến đội ngũ nhà quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều chủ yếu ở mức trung bình thấp.
Riêng về việc đào tạo trong ngành, tại Việt Nam có ba hình thức đào tạo nhân lực logistics chính, đó là chương trình đào tạo chính quy dài hạn tại các trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp nghề; chương trình đào tạo ngắn hạn tại các viện, trung tâm đào tạo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo và hoạt động tự đào tạo của các doanh nghiệp.
Những năm gần đây đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong đào tạo nhân lực logistics bậc đại học, khi hàng loạt các trường chính thức mở ngành, chuyên ngành đào tạo về logistics.
Bên cạnh đào tạo ở bậc đại học, các trường cao đẳng, trung cấp cũng tích cực tuyển sinh và đào tạo nghề logistics. Những số liệu thống kê cho thấy một động thái tích cực của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nhằm đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp thiết của thị trường về nhân lực logistics, giải quyết dần bài toán thiếu nhân lực logistics mà ngành đang phải đối diện.
Tuy nhiên, đào tạo nhân lực logistics bậc đại học, cao đẳng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực logistics: nhận thức chưa đồng đều của các trường cũng như xã hội, đội ngũ giảng viên còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản, hệ thống giáo trình chưa được chuẩn hóa, tính kết nối với doanh nghiệp còn thấp... Đây là điểm yếu mà chúng ta cần phải cải thiện nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics.
Phóng viên: Ngày 30/4/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam. Việc này sẽ có tác động thế nào đến nguồn nhận lực logistics Việt Nam trong thời gian tới, thưa ông?
Ông Trần Thanh Hải: Để khắc phục những bất cập trên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động phát triển nhân lực logistics nói chung và đào tạo logistics nói riêng, ngày 30 tháng 4 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam.
Đây là một bước cụ thể nhằm triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được nêu tại Quyết định 200 và Quyết định 221của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam có nhiệm vụ tham gia thực hiện quyết định của Chính phủ nhằm phát triển nhân lực logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics và phát triển ngành logistics đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra.
Theo đó, hoạt động của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam sẽ tập trung xây dựng và phát triển chương trình đào tạo logistics, nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, thu hút và tạo ra nguồn nhân lực logistics chuyên nghiệp, chất lượng.
Mặt khác, tư vấn, phản biện cho các cơ quan hoạch định chính sách của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến đào tạo logistics; nghiên cứu, cung cấp thông tin, tư vấn về các vấn đề liên quan đến logistics và đào tạo logistics.
Cùng với các hiệp hội khác trong lĩnh vực logistics như Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam, ... Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam sẽ cùng chung tay đóng góp để thực hiện mục tiêu đưa ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh, vững chắc hơn nữa trong giai đoạn tới.
Phóng viên: Xin ông cho biết, Bộ Công Thương đặt mục tiêu nào cho ngành logistics Việt Nam và cần có những hành động cụ thể gì để ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh và bền vững?
Ông Trần Thanh Hải: Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt từ 5 - 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt từ 15 - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt từ 50 - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương từ 16 - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.
Đáng lưu ý, Quyết định 221/QĐ-TTg cũng đặt ra 61 nhiệm vụ cụ thể chia làm 6 nhóm nhiệm vụ chính chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như kết cấu hạ tầng logistics; nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; phát triển thị trường dịch vụ logistics; đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực…
Vì thế, Bộ Công Thương hiện đang tích cực cùng các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, các cơ sở đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Phát triển dịch vụ logistics: Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp
12:51' - 20/04/2021
Việc đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp logistics hay các doanh nghiệp logistics với lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu sẽ tạo thêm nhiều cơ hội trong việc chia sẻ kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin lẫn nhau.
-
Kinh tế & Xã hội
Đòn bẩy cho phát triển logistics ở Đồng bằng sông Cửu Long
13:29' - 09/04/2021
Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh; thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị chiếu xạ đạt chuẩn.
-
Ý kiến và Bình luận
Logistics đón đầu các FTA
10:11' - 13/03/2021
Phát triển lĩnh vực logistics không chỉ ở những câu chuyện vận tải hay kho bãi, mà việc phát triển logistics còn liên quan đến chính sách phát triển của địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.