Nguồn vốn đầu tư nào đóng góp lớn cho kinh tế Đà Nẵng?
Theo Cục thống kê Đà Nẵng, tổng vốn đầu tư thực hiện dự ước quý III năm 2024 đạt 9.314 tỷ đồng; tăng 12,1% so với quý trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 2.233 tỷ đồng, chiếm 24,0% tổng vốn.
Tính chung 9 tháng qua, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 23.814 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ, trong đó khu vực Nhà nước đạt 6.892 tỷ đồng, tăng 7,8%; vốn ngoài nhà nước đạt 14.937 tỷ đồng, tăng 11,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.985 tỷ đồng, giảm 18,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo báo cáo của Cục thống kê Đà Nẵng, xét theo nguồn vốn đầu tư khu vực nhà nước quý III năm 2024 ước đạt 2.790 tỷ đồng, tăng 21,4% so với quý trước nhưng giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng qua, khối lượng thực hiện vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước đạt 6.892 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Riêng khối lượng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn là 4.921 tỷ đồng, tăng 16,5% so với 9 tháng năm 2023.
Đáng chú ý, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm và chỉ đạo quyết liệt nhằm tháo gỡ vướng mắc, thực hiện các giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, công tác đầu tư công vẫn còn các khó khăn như về thời gian và trình tự thủ tục chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án; công tác giải phóng mặt bằng; nguồn cung và giá cả nguyên nhiên vật liệu...Trong khi đó, kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục là lực lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển đầu tư của thành phố Đà Nẵng với tổng vốn thuộc khu vực này trong 9 tháng qua ước đạt 14.937 tỷ đồng, tăng trưởng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, có sự gia tăng đầu tư thực hiện ở cả khối doanh nghiệp ngoài nhà nước và khối hộ dân cư trên địa bàn. Các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong đầu tư phục vụ và mở rộng năng lực hiện có.Đặc biệt, các vấn đề về hoạt động xây dựng cũng như thị trường bất động sản dần được tháo gỡ các vướng mắc và dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới sau khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và Luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 8/2024.Cũng theo Cục thống kê Đà Nẵng, các dự án lớn trên địa bàn thành phố đạt giá trị thực hiện cao như: Trung tâm cao ốc phức hợp Nguyễn Kim; Căn hộ The Filmore; Khu dịch vụ du lịch Ven Sông Hàn; Nhà ở xã hội The Ori Garden...Bên cạnh đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý III/2024 ước đạt 639 tỷ đồng, tăng 17,8% so với quý trước và giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế vốn đầu tư thực hiện 9 tháng năm 2024 ước đạt 1.985 tỷ đồng, giảm 18,0% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá chung, tương tự khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố cũng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm vượt qua những khó khăn trong thời gian qua.Tuy nhiên, sau khi phục hồi mạnh mẽ trong nừa đầu năm 2024, dự kiến nhu cầu trên toàn cầu cũng như tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến có thể sẽ chững lại trong nửa cuối năm 2024 do những thách thức về bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn, giá nguyên nhiên liệu biến động, chi phí vận tải biển cao... Điều này tiếp tục là một thách thức đối với các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Cục thống kê Đà Nẵng cho rằng, xét theo khoản mục đầu tư thì cơ cấu nguồn vốn theo khoản mục đầu tư cơ bản duy trì ổn định, trong đó khoản mục đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 81%; tiếp đến là mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản chiếm 13%; Sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định là 5%...Theo đó, vốn thực hiện theo các khoản mục đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2024 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước với tỷ trọng lần lượt là 8,0%; 1,0%; 10,3%; 0,3% và 79,6%.Bên cạnh đó, xét theo mục đích đầu tư thì sự trở lại sôi động, mạnh mẽ của thị trường du lịch kéo theo đầu tư các hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ người dân địa phương cũng như khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Đà Nẵng, giá trị vốn đầu tư của ngành nghệ thuật, vui chơi, giải trí trong 9 tháng năm 2024 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành còn lại với tỷ lệ tăng 227,8% so với cùng kỳ năm trước.Ngành xây dựng và ngành hoạt động kinh doanh bất động sản sau khi được tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thị trường vốn, các quy định về thủ tục hành chính… cũng gia tăng đầu tư với mức tăng trưởng lần lượt là 215,6% và 19,4%. Bên cạnh đó, một số ngành cũng tăng cao nhờ vào vốn đầu tư từ khu vực đầu tư công như ngành vận tải kho bãi tăng 96,5%; ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 4,1%...Hiện nay trên địa bàn thành phố đang triển khai rất nhiều công trình giao thông vận tải lớn đảm bảo phát triển hạ tầng đô thị phục vụ phát triển kinh tế và xây dựng mới, cải tạo các công trình y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân và du khách, đảm bảo an sinh xã hội.Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tháng 9/2024 đạt 715 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 679 tỷ đồng, tăng lần lượt 1,0% và 2,1% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023; vốn ngân sách cấp huyện ước đạt 37 tỷ đồng, tăng 6,3% so với tháng trước và tăng 77,9% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung quý III/2024, ước vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 2.086 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 1.989 tỷ đồng, tăng 10,0% so với cùng kỳ năm 2023; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 97 tỷ đồng, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm trước.Giá trị vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2024 ước thực hiện 4.685 tỷ đồng, tăng 13,44% so với cùng kỳ năm trước và đạt 54,32% kế hoạch vốn được giao. Từ nay đến cuối năm, thành phố tiếp tục tập trung khơi thông các điểm nghẽn, tăng cường nỗ lực triển khai thi công dự án, đặc biệt đối với các dự án công trình hạ tầng giao thông quan trọng như dự án Đường nối cảng Liên Chiểu; dự án Bến cảng Liên Chiểu; cầu đường bộ, nâng cấp cải tạo các tuyến quốc lộ; dự án phát triển đô thị và nhà ở xã hội… Hiện nay, thành phố Đà Nẵng tiếp tục xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa và vai trò lớn trong việc việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn 2021 - 2025 và các mục tiêu đầu tư công đến năm 2025.Bên cạnh đó, thành phố tích cực quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố Đà Nẵng đến các đối tác trong nước và quốc tế. Trong công tác quy hoạch, phát triển đô thị, thành phố đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng về hạ tầng đô thị, phục vụ dân sinh…Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh, thành khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
16:03' - 08/10/2024
Hoạt động du lịch của Đà Nẵng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là điểm sáng trong phát triển kinh tế thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Yếu tố nào giúp nông nghiệp Đà Nẵng tăng trưởng khá?
11:37' - 08/10/2024
Nhờ những giải pháp hiệu quả của ngành nông nghiệp nên sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn giữ được mức tăng khá, đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế Đà Nẵng và những điểm sáng trong quý III
21:02' - 07/10/2024
Tiếp đà tăng trưởng tích cực của quý II năm 2024, trong quý III, kinh tế Đà Nẵng có nhiều điểm sáng, một số ngành duy trì mức tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52'
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng bứt phá và phát triển - Bài cuối: Những tiếng nói kỳ vọng
19:28'
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23'
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng bứt phá và phát triển - Bài 3: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13'
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng bứt phá và phát triển - Bài 2: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12'
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng bứt phá và phát triển - Bài 1: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang: Động lực chiến lược cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới
19:02'
Trên bước đà chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tư nhân một lần nữa được Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng bứt phá và phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận, làm chủ công nghệ phát triển đường sắt tốc độ cao
18:33'
Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận, làm chủ công nghệ phát triển đường sắt tốc độ cao và phát triển ngành công nghiệp đường sắt, vận hành khai thác vận tải hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An duyệt hơn 1.850 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối với TP Hồ Chí Minh
17:38'
Theo Ban Quản lý dự án tỉnh Long An, UBND tỉnh đã có quyết định điều chỉnh chủ trương nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐT.830C với tổng mức đầu tư được duyệt là hơn 1.850 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Phòng Thương mại Liên minh châu Á - Thái Bình Dương khảo sát đầu tư tại Yên Bái
16:40'
Ngày 31/3, Chủ tịch Tổng Phòng Thương mại Liên minh châu Á - Thái Bình Dương Dương Thịnh Xuân cùng đoàn công tác đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Yên Bái.