Nguy cơ Brexit “cứng”, thêm nhân tố khiến đồng bảng Anh lao đao
Hai bài phát biểu trong ba ngày qua của Thủ tướng May thể hiện quan điểm khá cứng rắn của Thủ tướng trong các vấn đề liên quan đến Brexit như khả năng nước Anh sẽ rời Khu vực thị trường chung châu Âu đồng thời kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhập cư. Bà May một lần nữa khẳng định cam kết kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để khởi động tiến trình đàm phán rời EU vào cuối tháng Ba tới.
Mối quan ngại về nguy cơ Brexit “cứng”, nhất là sau bài phát biểu thứ hai của Thủ tướng May, cùng khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu giảm quy mô chương trình mua trái phiếu đã khiến đồng bảng Anh rớt giá tổng cộng 2,1% so với đồng euro từ đầu tuần tới nay, xuống còn 0,8814 bảng đổi 1 euro, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ năm 2011 là 0,8842 bảng/euro.
Trong khi đó, đồng bảng giảm khoảng 2% so với đồng USD, xuống còn 1,2691 USD, mức thấp chưa từng có kể từ giữa thập niên 1980. Trevor Green, người đứng đầu bộ phận giao dịch chứng khoán thuộc công ty Aviva Investors, cho hay đối với các nhà đầu tư toàn cầu, đây là thời điểm đáng để họ lo lắng về những tác động tiêu cực tiềm ẩn của Brexit.
Yếu tố được đánh giá sẽ ảnh hưởng tới biến động của đồng bảng trong thời gian tới là Báo cáo mùa Thu của Chính phủ, dự kiến được công bố vào ngày 23/11, trong đó Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond sẽ công bố những ưu tiên trong kế hoạch chi ngân sách.
Ngoài ra, thị trường tiền tệ cũng sẽ để mắt tới động thái tiếp theo của Ngân hàng trung ương Anh trong quyết định về lãi suất, cũng như các số liệu kinh tế cho thấy quyết định Brexit tác động lên kinh tế "xứ sở sương mù".
Chính trị được đánh giá là yếu tố có thể chi phối sự biến động của đồng bảng trong ngắn hạn. Theo nhà chiến lược ngoại hối Charles St Arnaud thuộc ngân hàng Nomura, sự xuống giá của đồng bảng bất chấp những số liệu tích cực trong lĩnh vực chế tạo vừa được công bố phần nào cho thấy điều này. Dẫu vậy, trong ngắn hạn, yếu tố chính trị có thể vẫn chưa tác động nhiều đến đồng bảng cho đến khi Điều 50 được chính thức kích hoạt.
Các chuyên gia tiền tệ đánh giá khả năng Brexit “cứng” gia tăng. Đồng bảng rớt giá mạnh cũng một phần vì thị trường tiền tệ nhìn nhận rằng tuyên bố của bà May cho thấy việc Anh rút khỏi Thị trường chung châu Âu là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh mối quan ngại của thị trường về sự mất cân đối về cơ cấu của kinh tế Anh, trong bối cảnh thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này vẫn ở mức lớn./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Ngành tài chính Anh đón đầu cơn gió ngược "Brexit cứng"
05:48' - 06/10/2016
Các công ty tài chính của nước Anh sẽ là đối tượng chịu thua thiệt không hề nhỏ khi thiệt hại ước tính có thể lên tới 38 tỷ bảng Anh (48,34 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: EU cần tiến hành cải cách sâu rộng
20:19' - 05/10/2016
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý việc Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 23/6 đã tạo động lực cho EU trong việc cải cách, nhất là những khó khăn về cấu trúc, sự ổn định của khối và vấn đề dân chủ.
-
Kinh tế Thế giới
WB: Brexit tác động rất ít tới kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
15:02' - 05/10/2016
Brexit sẽ chỉ ảnh hưởng rất nhỏ tới các nước đang phát triển tại khu vực Đông Á là nhận định mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo công bố ngày 5/10.
-
Chuyển động DN
Ngành sản xuất ô tô ở nước Anh gặp khó trước nguy cơ “Brexit cứng”
08:34' - 01/10/2016
Các nhà sản xuất ô tô tại nước Anh lo lắng rằng họ sẽ phải chịu các khoản thuế quan nếu muốn xuất khẩu các xe ô tô được sản xuất và lắp ráp tại Anh sang thị trường châu Âu sau Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
08:15'
EU đã thông qua quy chế lưu trữ khí đốt để đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết đảm bảo an ninh năng lượng
08:10'
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19' - 27/06/2022
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09' - 27/06/2022
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18' - 27/06/2022
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.