Nguy cơ lớn từ cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi
Ngày 13/9 vừa qua, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng ngăn chặn đà lao dốc của đồng nội tệ lira – vốn đã giảm tới gần 40% tính từ đầu năm tới nay - bằng cách tăng lãi suất thêm hơn 6 điểm phần trăm lên mức 24%. Trong khi đó, Argentina đang phải vật lộn với việc thúc đẩy đồng peso đi lên giữa bối cảnh đồng nội tệ này đã giảm hơn một nửa giá trị bất chấp việc lãi suất đã tăng lên mức 60%.
Các đồng tiền khác cũng đang bị cuốn theo “làn sóng” suy giảm này với đồng rupee của Ấn Độ rơi xuống mức thấp kỷ lục, còn đồng rand của Nam Phi, đồng ruble của Nga và đồng real của Brazil đã mất 15-20% giá trị trong năm nay.
Các chuyên gia cho rằng các nền kinh tế mới nổi dường như khá quen với những cuộc khủng hoảng như vậy. Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết tính từ năm 1980 tới nay, có 9 thời kỳ trong đó tỷ giá hối đoái của đồng real giảm tới 30% hoặc hơn, sự mất giá được duy trì trong ít nhất ba năm, và sự lao dốc đã không đảo ngược được việc định giá quá mức trước đó.
Mexico cũng trải qua tình trạng tương tự như vậy vào năm 1995, Indonesia và Nga vào năm 1998 và Brazil là một năm sau đó. Argentina và Uruguay cũng ghi nhận sự sụt giảm tương tự vào năm 2002, Ai Cập vào năm 2003 và 2016, còn Ukraine vào năm 2014.
Nhà kinh tế trưởng Robin Brook tại IIF cho biết trong một báo cáo mới đây rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của các nước này đã giảm mạnh trong năm mà đồng nội tệ mất giá, nhưng sau đó sự phục hồi tương đối nhanh. Tài khoản vãng lai cũng chuyển từ tình trạng thâm hụt khá lớn sang thặng dư sau giai đoạn mất giá nhờ sự hỗ trợ bởi hoạt động nhập khẩu suy giảm trong khi xuất khẩu lại tăng theo thời gian.
Hiện đã xuất hiện các dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng thị trường kéo dài nhiều tháng qua đang bắt đầu ảnh hưởng đến các nền kinh tế. Nam Phi bất ngờ bước vào thời kỳ suy thoái trong quý II/2018, Argentina được dự đoán sẽ theo sau và kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ được cho là sẽ trải qua một cuộc “hạ cánh cứng” trong năm tới.
Ông Murat Ulgen, trưởng nhóm nghiên cứu thị trường mới nổi toàn cầu tại ngân hàng HSBC cho biết trong một môi trường mà đồng USD tiếp tục mạnh lên cũng như lãi suất tại Mỹ tăng, điều này sẽ khiến các điều kiện tài chính quốc tế của các thị trường mới nổi bị thắt chặt, nhất là đối với những nền kinh tế đang trải qua tình trạng thâm hụt.
Bên cạnh đó, ông Ulgen nói thêm rằng trong khi phải đối mặt với tình trạng thoái vốn, nhiều nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới nổi đã chọn việc tăng lãi suất, và điều này cũng thắt chặt điều kiện tài chính trong nước. Chuyên gia này cho hay giữa lúc thị trường còn quá nhiều biến động, các điều kiện tài chính nhiều khả năng vẫn sẽ nằm trong vùng tiêu cực và tác động tới hoạt động kinh tế trong thời gian tới.
Một đồng nội tệ yếu giúp cân bằng cán cân thanh toán bằng cách thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu đồng thời thắt chặt sức mua trong nước. Trong khi đó, thắt chặt hoạt động tín dụng lại làm suy giảm nhu cầu và ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng đang theo dõi chặt chẽ và đánh giá tác động của một loạt xung đột thương mại và thuế quan đối với các nền kinh tế mới nổi vốn coi thương mại là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, dòng vốn sẽ đóng một vai trò quan trọng cho thấy các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất sẽ chống chịu cuộc khủng hoảng này như thế nào.
Năm ngoái, ngân hàng HSBC đã ước tính dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi là khá mạnh với lượng vốn đổ vào thị trường trái phiếu đạt 70 tỷ USD, trong khi con số vào thị trường chứng khoán là 65 tỷ USD.
Nhưng sau một khởi đầu khá lạc quan cho năm 2018, thị trường trái phiếu tại các nền kinh tế mới nổi đã phải chứng kiến tình hình đảo ngược hoàn toàn. Số liệu của HSBC cho thấy chỉ khoảng gần một nửa trong tổng số 55 tỷ USD tiền vốn đã đổ vào các thị trường chứng khoán tính đến cuối tháng Năm vừa qua.
Chuyên gia Luis Organes tại công ty dịch vụ tài chính JPMorgan cảnh báo rằng việc dòng vốn vào các thị trường mới nổi ngừng hoàn toàn hoặc giảm đột ngột sẽ khiến các nước đang chịu tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thổ Nhĩ Kỳ có một số miễn trừ với lệnh cấm giao dịch bằng ngoại tệ
17:24' - 08/10/2018
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa ra một số biện pháp miễn trừ trong lệnh cấm sử dụng ngoại tệ đối với các giao dịch thương mại.
-
DN cần biết
Diễn đàn kinh doanh và đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ-Việt Nam: Nhiều văn kiện hợp tác được ký
17:14' - 08/10/2018
Diễn đàn kinh doanh và đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ-Việt Nam tại thành phố Istanbul đã thu hút hơn 160 doanh nghiệp nước sở tại tham gia.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Thổ Nhĩ Kỳ muốn "hàn gắn" quan hệ song phương
19:58' - 29/09/2018
Chiều 29/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiếp tục gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel để cùng thảo luận các vấn đề song phương và quốc tế hai nước cùng quan tâm.
-
Kinh tế Thế giới
Dự trữ vàng - chỉ số khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ
06:30' - 28/09/2018
Sự sụt giảm đáng kể trữ lượng vàng gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy những nỗ lực “hạ nhiệt” cuộc khủng hoảng kinh tế của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chưa khả quan.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nguyên nhân đẩy kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đến nguy cơ giảm tốc sâu
14:49' - 11/09/2018
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ giảm tốc trong quý II/2018 so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh đồng lira mất giá, lạm phát cao và căng thẳng ngoại giao với Mỹ vẫn chưa được giải quyết.
-
Kinh tế Thế giới
Sử dụng đồng USD trong giao dịch gây thiệt hại cho Thổ Nhĩ Kỳ
07:35' - 03/09/2018
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 2/9 tuyên bố Ankara sẽ theo đuổi các giao dịch thương mại không sử dụng đồng USD với Nga và các nước khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49'
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45'
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).