Nguy cơ nợ nần xuất phát từ sáng kiến BRI
Thời báo Tài chính mới đây đưa tin trong chuyến thăm Trung Quốc nhân dịp khai trương Trung tâm đào tạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)-Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 12/4, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde lên tiếng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc về việc cần thận trọng đối với "những dự án không cần thiết và không bền vững" tại một số nước vì sẽ gây ra những gánh nặng nợ nần chồng chất sau này.
Phát biểu tại hội nghị ở Bắc Kinh, bà Lagarde cho rằng sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc có thể tạo ra những cơ sở hạ tầng cần thiết. Tuy nhiên, những dự án nằm trong sáng kiến này cũng có thể dẫn đến việc gia tăng tình trạng nợ nần, có khả năng làm hạn chế các chi tiêu khác khi nợ dịch vụ tăng và khiến việc cân đối thu chi khó khăn hơn.IMF cho thấy họ đã nỗ lực ủng hộ sáng kiến trên. Bà Lagarde tuyên bố mở Trung tâm Phát triển Năng lực Trung Quốc- IMF nhằm giúp đào tạo các quan chức làm việc trong lĩnh vực phát triển khi họ thực hiện các dự án tại nước ngoài. Mục tiêu của dự án đào tạo này là nhằm giúp cho BRI.Mặc dù được IMF khích lệ, song một số nước ở phương Tây lại tỏ ra ngờ vực ý đồ của Trung Quốc, chẳng hạn Mỹ đặt ra câu hỏi liệu nỗ lực phát triển các dự án quốc tế của Trung Quốc có che đậy việc Trung Quốc muốn giành ảnh hưởng tại khu vực Á-Âu và châu Phi hay không.Vấn đề nợ cũng gây ra tranh cãi nan giải trong giới kinh tế về việc làm sao có thể xử lý tốt nhất việc gia tăng đầu tư của Trung Quốc tại những nước có nền kinh tế non yếu, dễ đổ vỡ.Theo báo cáo của Trung tâm Washington về Phát triển Toàn cầu, 8 nước trong cung đường của sáng kiến trên hiện đang có thể gặp phải vấn đề trả nợ do nợ quá nhiều từ Trung Quốc, trong đó một số nước được nhắc đến là Pakistan, Djibouti, Maldives và Lào.Nghiên cứu cho thấy 23 nước hiện đang trong tình trạng "nợ nần nguy hiểm" do vay nợ từ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, đây là các dự án nằm trong sáng kiến BRI. Nhất trí với những chỉ trích này, bà Lagarde cho biết một số nước nợ công vốn đã cao nên việc quản lý thận trọng các điều khoản tài chính là vô cùng quan trọng.Bà Lagarde cho biết một thách thức khác nữa đó là "đảm bảo để BRI chỉ đi đến những nơi cần thiết" - ám chỉ đến những vấn đề liên quan tới việc lựa chọn bỏ thầu. Bà Lagarde cho rằng "chi phí lớn đôi lúc dẫn đến những hành vi lợi dụng trong việc lựa chọn và tiến trình đấu thầu". Các quan chức Trung Quốc đang nỗ lực để giành được sự ủng hộ của IMF và các tổ chức lớn khác đối với sáng kiến trên. Phát biểu tại lễ đón tiếp bà Lagarde tại Bắc Kinh, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương cho rằng "đảm bảo nợ bền vững là điều rất quan trọng".Tuy nhiên, ông cũng nói rằng việc cân nhắc "phát triển mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước như thế nào và làm sao để cải thiện được đầu tư công trong khi tận dụng được hết các nguồn lực từ bên ngoài" cũng rất quan trọng.Mặc dù một số nước phương Tây nghi ngại sáng kiến trên, song các nước đang phát triển lại hoan nghênh cách tiếp cận của Trung Quốc. Họ cho rằng họ thường bị làm khó với những điều kiện chặt chẽ của IMF về quản lý nợ. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết bị trì hoãn.Trung Quốc đã đồng ý đóng góp 50 triệu USD trong 5 năm để IMF giúp đào tạo một số quan chức của Trung Quốc. Tại lễ tuyên bố mở Trung tâm đào tạo IMF-Trung Quốc, bà Lagarde đã hoan nghênh nỗ lực nhằm đặt các quyết định về sáng kiến BRI dưới sự giám sát của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế mới được thành lập. Cơ quan này chịu trách nhiệm về những hỗ trợ quốc tế của Trung Quốc.TTXVNTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
BRI – Rủi ro đối với Nga?
06:30' - 12/03/2018
Tạp chí Đời sống quốc tế (Nga) có bài phân tích về triển vọng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc nhân hội thảo bàn tròn “Vành đai con đường tơ lụa: Thực tế và triển vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng May không mặn mà với dự án “Vành đai và Con đường”
05:30' - 09/02/2018
Trong chuyến thăm đến Trung Quốc để thúc đẩy thương mại, Thủ tướng Anh Theresa May đã tặng Chủ tịch Tập Cận Bình phim 'Hành tinh Xanh II' với thông điệp môi trường.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Đông: Thách thức của Trung Quốc trong chiến lược “Vành đai và Con đường”
06:30' - 20/12/2017
Những sự kiện phức tạp tại các nước Trung Đông đây không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực và toàn cầu mà còn gây ra những tác động tiêu cực tới bố cục “Vành đai Con đường” của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ý nghĩa của tuyến đường sắt mới Azerbaijan-Georgia-Thổ Nhĩ Kỳ đối với BRI
06:30' - 13/11/2017
Tuyến đường sắt mới kết nối Azerbaijan-Georgia-Thổ Nhĩ Kỳ, được khai trương ngày 30/10, là một bộ phận chủ chốt trong tuyến đường phía Nam của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.