Nguy cơ tiềm ẩn của xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ (Phần 1)
Trong đó, EIU bày tỏ lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn đối với kinh tế toàn cầu liên quan đến xu hướng các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ từng bước thắt chặt hoặc dỡ bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ quy mô lớn được áp dụng trong những năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Kinh tế thế giới năm 2017 phát triển “lành mạnh” nhất từ năm 2010 đến nay, với tăng trưởng dương ở cả 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone và Nhật Bản. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu là nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng, mà bản thân chính sách này cũng cho thấy sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn rất chậm và không chắc chắn.
Các chính sách nới lỏng tiền tệ đã khuyến khích tiêu dùng và tăng đầu tư trong năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn còn rất yếu, thậm chí ở mức đáng lo ngại tại một số nền kinh tế chủ chốt, và giá cả nguyên liệu thô vẫn ở mức thấp so với cách đây 10 năm. Dự báo trong cả năm 2017, kinh tế toàn cầu có thể đạt mức tăng trưởng 2,9%, mức tăng đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thực tế chỉ ở con số 2,3% năm 2016.
Xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ
Các yếu tố thuận lợi của kinh tế toàn cầu 2017 được đánh giá là không bền vững và tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn trong những năm tới. Cả kinh tế Mỹ và Trung Quốc đều được dự báo sẽ bộc lộ những dấu hiệu “hụt hơi”. Xu hướng này sẽ bắt đầu khiến lạm phát tăng mạnh hơn. Giá cả các nguyên liệu thô như kim loại bắt đầu tăng dần, do nhu cầu tăng và những biện pháp kiểm soát sản lượng chặt chẽ hơn từ phía Trung Quốc.
Việc này sẽ làm tăng thêm chi phí đầu vào của nhiều loại mặt hàng tiêu dùng trên khắp thế giới. Tốc độ tích lũy nợ và lạm phát tăng nhanh hơn sẽ khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần lượt có những động thái mạnh mẽ hơn trong chính sách tiền tệ, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại.
Bên cạnh việc tăng lãi suất tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong năm 2018, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng được dự báo sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách nới lỏng định lượng (QE) – vốn là biện pháp bơm thêm tiền vào thị trường bằng việc mua trái phiếu. Đây sẽ là bước đi đầu tiên hướng tới việc bình thường hóa lãi suất tại khu vực đồng euro.
Mặc dù tác động của quyết định này sẽ mất nhiều thời gian, chi phí vay ngân hàng tăng cao tại ba nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ buộc các ngân hàng trung ương khác hành động tương tự. Tác động của xu hướng này đối với kinh tế toàn cầu sẽ rất rõ ràng, tăng trưởng kinh tế năm 2018 và các năm sau đó sẽ khó có thể đạt mức như năm 2017.
Mặc dù việc tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu khó có thể gây biến động lớn cho các thị trường tài chính, xu hướng này vẫn tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế. Thời gian vừa qua, các chương trình QE đã giữ cho lãi suất dài hạn ở mức thấp, nhờ đó các chính phủ đã khích lệ nhà đầu tư tập trung vào mở rộng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn gửi tiền vào ngân hàng.
Nguồn tiền đổ vào thị trường quá lớn những năm qua đã đẩy giá chứng khoán, trái phiếu và bất động sản lên cao. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lặp lại khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009, xuất phát từ quy trình giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, sau đó là giá bất động sản và chứng khoán.
Một nguy cơ khác là việc chính phủ các nước và giới nghiên cứu kinh tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về tác động đối với các thị trường từ việc cắt hoặc giảm bớt những gói kích thích tài chính. Từ trước đến nay, kinh tế thế giới chưa bao giờ triển khai các gói QE với quy mô lớn như vừa qua nên cũng chưa thực sự đánh giá hết tác động của việc rút lại các gói này sẽ như thế nào.
Fed đang nỗ lực tìm cách giảm thiểu biến động bằng cách xác định chính xác sẽ cắt giảm bao nhiêu lượng tiền bơm vào thị trường trong khoảng thời gian bao lâu. ECB và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) gần như chắc chắn cuối cùng cũng đi theo xu hướng này. Tuy nhiên, việc các thị trường tài chính sẽ phản ứng như thế nào thì vẫn còn chưa rõ.
Những mối quan hệ tác động qua lại vẫn được xem là hiển nhiên từ trước đến nay, như việc thắt chặt thị trường lao động sẽ tạo ra lạm phát, vẫn chưa chứng tỏ là sẽ đúng trong kỷ nguyên hậu khủng hoảng tài chính.
Không khó để dự báo về kịch bản của việc cắt giảm lượng tiền bơm vào thị trường (của Fed và ECB) có thể khiến giá các loại tài sản sụt giảm do nhà đầu tư nhận thấy việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ sinh lời cao hơn. Ngoài ra, các thị trường chứng khoán cũng có thể biến động nếu lợi tức trái phiếu bỗng tăng vọt.
Bên cạnh những thách thức về tác động tiềm ẩn của việc thắt chặt tiền tệ, kinh tế toàn cầu trong thời gian tới có thể phải đối mặt với những rủi ro chính trị lớn nhất trong nhiều năm qua.
Trong đó, nguy cơ lớn nhất là chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính sách đối ngoại của Mỹ được dự báo là tiếp tục xu hướng “lộn xộn” như vừa qua, gây ra những tác động sâu sắc đến tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu.
Nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục xu hướng “biệt lập” như đã thể hiện từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền, chủ động từ bỏ vai trò lãnh đạo địa chính trị toàn cầu, như việc rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thái độ nước đôi của ông Trump với châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thực tế này đang khiến cho các đồng minh của Mỹ như Đức và Canada phải nỗ lực củng cố các liên minh ở nơi khác, tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh của Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, mở rộng ảnh hưởng của mình. Sự tiếp tay của Mỹ cũng được cho là nguyên nhân khiến Saudi Arabia phát động một cuộc tẩy chay và cô lập Qatar tại Trung Đông giữa năm 2017./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng
20:16' - 31/10/2017
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 31/10 thông báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, song lại hạ dự báo lạm phát đối với tài khóa 2017.
-
Tài chính
Nhật Bản và Trung Quốc trong "danh sát giám sát" hoạt động tiền tệ của Mỹ
07:55' - 18/10/2017
Ngày 17/10, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã tiếp tục để Nhật Bản, Trung Quốc và 3 nền kinh tế khác trong một danh sách giám sát về cái gọi là các hoạt động tiền tệ "không đúng đắn" tiềm tàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc và Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 55 tỷ USD
11:52' - 13/10/2017
Hàn Quốc và Trung Quốc mới đây đã nhất trí gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương, xóa bỏ mối quan ngại căng thẳng ngoại giao giữa hai nước sẽ ảnh hưởng đến thỏa thuận này.
-
Kinh tế Thế giới
Một quốc gia, hai tiền tệ có phải sự lựa chọn khôn ngoan cho Italy?
06:30' - 03/10/2017
Theo hãng tin Reuters, các đảng phái đối lập tại Italy đang kêu gọi thành lập một hệ thống tiền tệ mới để thay thế cho đồng tiền chung châu Âu euro, mà theo họ có thể thúc đẩy tăng trưởng và việc làm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.