Một quốc gia, hai tiền tệ có phải sự lựa chọn khôn ngoan cho Italy?
Rất có thể sự thành công của đồng tiền mới sẽ thuyết phục người dân Italy rằng nền kinh tế nước này vẫn có thể vận hành tốt mà không cần đến đồng euro.
Điều này được cho là sẽ mang lại một sự thay đổi trên phương diện chính trị của Italy và khiến kịch bản “đất nước hình chiếc ủng” rời khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trở nên rõ nét hơn.
Ba trong số bốn đảng phái lớn nhất của Italy – bao gồm đảng Phong trào 5 sao (M5S), đảng Liên minh phía Bắc cánh hữu và đảng trung hữu Forza Italia đối lập của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, đã đề xuất giới thiệu một hệ thống tiền tệ chạy song song với đồng euro sau cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào đầu năm tới.
Ý tưởng về hệ thống tiền tệ kép đã được 3 đảng phái này đưa ra nhằm tận dụng tâm lý bài đồng euro đang ngày một lan rộng trên khắp đất nước, đồng thời là công cụ để Rome tránh khỏi những biến động và khủng hoảng có thể châm ngòi cho một cuộc chia ly giữa Italy và Eurozone.
Tuy nhiên, tân lãnh đạo đồng thời là ứng cử viên Thủ tướng của đảng dân túy M5S Luigi Di Maio ngày 24/9 tuyên bố rằng M5S không muốn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), mà chỉ muốn thay đổi các quy định của liên minh này.
Phát biểu với báo giới trong ngày đầu tiên nắm giữ cương vị lãnh đạo M5S, ông Di Maio, 31 tuổi, nói: “Chúng tôi muốn ở lại trong EU, nhưng đồng thời muốn thay đổi một loạt hiệp định vốn đang gây tổn thương cho nền kinh tế và các hoạt động kinh doanh của Italy.
Chúng tôi đã đề xuất một chương trình gồm 7 điểm lên Nghị viện châu Âu về đồng euro, trong đó kịch bản tổ chức trưng cầu ý dân về đồng tiền chung này là điểm cuối cùng".
Một số nhà lập pháp đảng M5S và đảng Liên minh phía Bắc cánh hữu cho rằng việc thành lập một hệ thống tiền tệ kép, mặc dù bị phản đối bởi Ủy ban châu Âu (EC), vẫn sẽ tạo sức ép lên Brussels và đối tác của Italy nhằm buộc họ phải sửa đổi các quy tắc tài chính châu Âu để Rome có thêm “đất” chi tiêu và cắt giảm thuế.
Tuy nhiên, có một vấn đề đó là những người ủng hộ kế hoạch này mạnh mẽ nhất lại chính là những đối tượng có tư tưởng bài đồng euro và họ thừa nhận rằng mục đích chính của họ là chuẩn bị nền tảng để Italy rời Eurozone khi thời cơ chín muồi.
Người phát ngôn của đảng Liên minh phía Bắc Claudio Borghi nhận định rằng với việc vận hành hai đồng tiền tệ song song, nền kinh tế Italy vẫn có thể hoạt động kể cả trong trường hợp Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cố gắng “làm khó” Rome bằng cách chặn hết các đường thanh khoản đồng euro của nước này.
Người Italy vẫn luôn ưu ái đồng tiền chung châu Âu kể từ khi đồng tiền này chính thức được ra mắt vào năm 1999. Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập Eurozone, Italy luôn là nền kinh tế khu vực suy yếu nhất và vì thế nhiều người đổ lỗi cho đồng euro vì đã khiến mức sống của họ giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Một cuộc thăm dò của cơ quan Winpoll vào tháng Ba vừa qua cho thấy chỉ có khoảng một nửa người Italy ủng hộ việc tiếp tục sử dụng đồng euro, trong khi một cuộc điều tra toàn EU khác vào tháng Bảy của trung tâm nghiên cứu Đức Bertelsmann Stiftung cho thấy chỉ 17% người Italy hài lòng với các hướng đi của EU. Con số này chỉ bằng một nửa con số trung bình được ghi nhận ở EU.
Giới đầu tư đã bán trái phiếu Chính phủ Italy vào tháng trước, sau khi cựu Thủ tướng Berlusconi lên tiếng ủng hộ việc in đồng tiền mới sử dụng trong nước để bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Song song với đó, đồng euro sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch quốc tế và của khách du lịch.
Ý tưởng này đã được đề cập đến từ trước, và tại Italy bây giờ chỉ có đảng Dân chủ (PD) là không muốn “quay lưng” lại với đồng euro.
Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng việc vận hành một hệ thống tiền tệ song song sẽ không gặp trở ngại gì thì khi được hỏi về vấn đề này, EC khẳng định chỉ có một đồng tiền được chấp nhận trong khối Eurozone, và đó là đồng tiền mà người bán hàng bắt buộc phải chấp nhận trong giao dịch buôn bán.
Tuy nhiên, Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu tại Brussels, nhận định rằng có khả năng Italy vẫn sẽ biến giấc mơ “đồng lira mới” thành hiện thực để che giấu đi những vấn đề thật sự của nền kinh tế nước này, trong đó có sự thiếu hụt tăng trưởng năng suất lao động.
Khái niệm về hệ thống tiền tệ song song đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Cựu Thủ tướng Berlusconi vẫn thường hay nhắc đến đồng AM-lira của các đồng minh Italy thời sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hay như trường hợp của một trong những đồng tiền thành công nhất franc Thụy Sỹ.
Đồng tiền này chính thức được sử dụng vào năm 1934 trong các giao dịch kinh doanh, và đến nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn tín dụng giá rẻ trong thời kỳ suy thoái.
Cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi cho biết ý tưởng đã từng được đưa ra trước đó về “mini BoT” của đảng Liên minh phía Bắc, một dạng chứng khoán chính phủ ngắn hạn và không lãi suất trên quy mô nhỏ, được sử dụng như một đồng tiền nội tệ nhằm chi trả cho các hoạt động của chính phủ, các nhà cung cấp, đóng thuế và an sinh xã hội, là không quá khác biệt so với ý tưởng về một hệ thống tiền tệ song song mà ông đang cân nhắc.
Người phát ngôn của đảng Liên minh phía Bắc Claudio Borghi cho hay hình thức sử dụng này sẽ giúp thuyết phục người dân cũng như các doanh nghiệp sử dụng đồng tiền mới. Thậm chí, ông Borghi đã cho thực hiện những cuộc khảo sát trên Twitter và Facebook để tìm ra thiết kế được ưa chuộng nhất của đồng tiền tệ mới “mini BoT”.
Người phát ngôn của đảng Liên minh phía Bắc Claudio Borghi nói rằng Italy cần phải chuẩn bị cho sự sụy đổ của đồng euro, mà theo ông hiện giờ chỉ còn là vấn đề của thời gian, và qua đó “đánh tiếng” rằng ông ủng hộ thành lập một hệ thống tiền tệ mới.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng tác động của việc vận hành 2 hệ thống tiền tệ song song sẽ là rất lớn, trong đó phải kể đến việc làm tăng nợ công, sự phản đối của Brussels và đặc biệt là nếu được thực hiện trên quy mô lớn sẽ dẫn đến hậu quả là Italy cuối cùng phải rời khỏi Eurozone.
Đồng quan điểm trên, thậm chí cả những chuyên gia kinh tế ủng hộ “đồng lira mới” cũng phải thừa nhận rằng phương án này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến “núi nợ” khổng lồ của Chính phủ Italy, hiện là cao thứ hai trong khu vực Eurozone, chỉ đứng sau Hy Lạp.
Tuy nhiên, những chuyên gia này cũng tin rằng rủi ro này sẽ được bù lấp bởi những tác động tích cực về tăng trưởng kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp, Italy xúc tiến tuyến đường sắt xuyên dãy Alps
13:51' - 28/09/2017
Pháp và Italy đã tái khẳng định quyết tâm hoàn tất dự án xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua dãy núi Alps đầy tham vọng, vốn tạm thời bị đình trệ sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhậm chức.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án tham vọng về sản xuất tàu biển của Pháp-Italy
05:30' - 18/09/2017
Tạp chí La Tribune Pháp có bài phân tích của tác giả Michel Cabirol với tựa đề “Công nghiệp quốc phòng: Pháp và Italy hướng đến một đại dự án hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu và hàng hải”.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án châu Âu phủ quyết lệnh cấm của Italy với giống ngô MON 810 của Monsanto
09:28' - 14/09/2017
Tòa án Tư pháp châu Âu ngày 13/9 phán quyết rằng Italy đã sai khi cấm trồng loại ngô biến đổi gen MON 810 của hãng sản xuất hạt giống và hóa chất nông nghiệp Monsanto (Mỹ).
-
Kinh tế Thế giới
Italy lại thu giữ hàng chục nghìn quả trứng "bẩn"
19:27' - 23/08/2017
Cảnh sát Italy ngày 23/8 đã thu giữ 92.000 quả trứng bị nhiễm thuốc trừ sâu Fipronil, đồng thời niêm phong 3 trang trại và 1 trung tâm đóng gói ở miền Trung Italy.
-
Kinh tế Thế giới
Italy tiếp tục phát hiện trứng "bẩn"
22:03' - 21/08/2017
Ngày 21/8, Bộ Y tế Italy cho biết 2 trong số 114 mẫu trứng được kiểm tra cho thấy dấu hiệu của hóa chất thuốc trừ sâu Fipronil độc hại, trong bối cảnh bê bối trứng "bẩn" đang diễn ra tại châu Âu.
-
Ngân hàng
Morgan Stanley: Italy phải mất 10 năm để giải quyết nợ xấu ngân hàng
09:46' - 18/07/2017
Tập đoàn ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) ngày 17/7 nhận định các ngân hàng của Italy có thể phải mất tới 10 năm mới có thể giảm được mức nợ xấu xuống bằng với con số trung bình của châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.