Nguy cơ vỡ kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra 7 chương trình đột phá; trong đó, có chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.
Thế nhưng, đã qua hơn nửa chặng đường, việc di dời nhà trên và ven kênh rạch, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ xuống cấp vẫn diễn ra hết sức chậm chạp, thậm chí có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Ỳ ạch di dời
Theo ông Lê Trần Kiên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh, hiện trên toàn địa bàn có khoảng 21.851 căn nhà trên và ven kênh rạch thuộc 61 dự án được phân loại thành 3 nhóm thực hiện.
Đối với nhóm thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách, có 7 dự án đã có chủ trương đầu tư với số lượng 2.204 căn. Hiện UBND quận 4, 6, 7, Bình Thạnh đã thực hiện bồi thường được 1.678 căn.
Một số dự án khác đã được ghi vốn chuẩn bị đầu tư với quy mô 7.910 căn, tổng mức bồi thường dự kiến 12.458 tỷ đồng, nhưng hiện cũng chỉ ghi vốn chuẩn bị đầu tư được 14 tỷ đồng. UBND các quận đang chuẩn bị thực hiện như khảo sát, đo vẽ hiện trạng, điều tra, kiểm đếm, thông báo thu hồi đất…
“Nặng gánh” nhất là nhóm dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) chỉ với 6 dự án, quy mô di dời 6.223 căn, nhưng tổng kinh phí bồi thường lên tới hơn 19.000 tỷ đồng.Phương thức thực hiện là hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), thành phố sẽ thanh toán quỹ đất cho chủ đầu tư tham gia. Đồng thời, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để khai thác quỹ đất dọc các tuyến kênh rạch hoặc dự án khác để kinh doanh thu hồi vốn.
Trong khi đó, nhóm dự án xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị đang được các chủ đầu tư tự thoả thuận bồi thường được gần 17/35ha, vẫn còn dang dở 1.801 căn chưa di dời xong.Hiện nay, có 3 dự án đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua chủ trương thu hồi đất để thực hiện chỉnh trang đô thị.
Tuy nhiên, do chưa hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp nên sẽ chuyển qua hình thức đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư.
Tháo dỡ ít ỏi chung cư cũ xuống cấp
Trong thời gian qua, Trung ương đã cho phép UBND thành phố phân cấp, phân quyền cho UBND các quận huyện, thậm chí thành phố nhiều lần tổ chức hội nghị kêu gọi doanh nghiệp tham gia chương trình xây mới chung cư thay thế chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, con số thực tế sau hơn 2,5 năm thực hiện lại khiến không ít người phải giật mình.
Báo cáo của Sở Xây dựng thành phố cho thấy, trên địa bàn có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975; trong đó, có 15 chung cư cấp D (cấp hư hỏng nặng, 8 chung cư cấp độ nguy hiểm).Hiện nay, cũng chỉ mới có 5 chung cư đang thực hiện di dời; trong đó, chỉ có 1 chung cư đã xây dựng thành dự án trung tâm thương mại, 2 chung cư đã cải tạo chuyển đổi mục đích sử dụng.
Về lựa chọn chủ đầu tư, thành phố đã công nhận chủ đầu tư để xây dựng chung cư mới thay thế cho 6 chung cư gồm chung cư 11 Võ Văn Tần (quận 3), chung cư 128 Hai Bà Trưng (quận 1), chung cư 134A Lý Chính Thắng (quận 3), chung cư Nakyco (quận Tân Phú), chung cư Thanh Đa (lô IV, lô VI quận Bình Thạnh), chung cư 239 Cách mạng tháng Tám (quận 3).Đối với bồi thường giải phóng mặt bằng, các quận và chủ đầu tư chỉ mới thoả thuận di dời được 441 hộ dân tại 11 chung cư, tháo dỡ được toàn bộ 6 chung cư.
Là địa bàn có khá nhiều nhà trên và ven kênh rạch cần di dời, ông Trần Hoàng Quân, Chủ tịch UBND quận 4 thừa nhận, khó khăn hiện nay là không có quỹ nhà tái định cư để thực hiện di dời khoảng 1.700 căn nhà trên địa bàn quận.
Còn theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố, hiện nay ngoài vấn đề thiếu quỹ đất còn là bài toán nan giải tìm nguồn kinh phí thực hiện di dời.
Vì thế trước mắt, thành phố cần tập trung thực hiện trước những dự án đơn giản. Nếu không làm nhanh sẽ không đạt được như kế hoạch đề ra vì chương trình chỉnh trang đô thị sẽ kết thúc giai đoạn đầu vào năm 2020.
Lãnh đạo Sở Xây dựng thành phố cũng cho biết, để có quỹ nhà phục vụ tái định cư thực hiện chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND các quận huyện tập trung phát triển 11.000 căn nhà ở xã hội.Ngoài ra, Sở Xây dựng thành phố cũng sẽ theo dõi và thúc đẩy tiến độ các dự án phát triển nhà ở thương mại; đảm bảo cung cấp 38.500 căn hộ và nền đất cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện bồi thường, tiền bồi thường cao hơn giá thương mại để có thể chủ động và tự chọn lựa nơi ở mới.
Tại cuộc họp đánh giá 2,5 năm thực hiện Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh đề nghị Sở Xây dựng thành phố xác định những mặt được và chưa được để đề ra giải pháp thiết thực đồng thời tính toán các vấn đề phát sinh mới. Đối với việc tái định cư và bồi thường giải phóng mặt bằng nhà trên ven, kênh rạch không có cơ sở pháp lý rõ ràng, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện vận dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ hợp lý, tính toán đồng bộ việc bố trí tái định cư, gắn việc di dời nhà ở ven kênh rạch đồng bộ với việc ổn định đời sống của người dân.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguồn thu Hải quan Tp. Hồ Chí Minh giảm
15:47' - 30/05/2018
Tính đến tháng 5, số thu của Cục Hải quan Tp. HCM mới đạt 39.500 tỷ đồng (đạt 36,57%). Ước tính cả năm, đơn vị này chỉ thu được khoảng 102.500 tỷ đồng, khó đạt 108.000 tỷ đồng như kế hoạch được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh tháng 5 tăng 0,43%
16:04' - 29/05/2018
Chiều 29/5, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 của thành phố tăng 0,43% so với tháng 4/2018 và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Đời sống
Thành phố Hồ Chí Minh: Mưa lớn gây ngập nhiều nơi
20:03' - 20/05/2018
Cơn mưa lớn bắt đầu từ 16 giờ đến khoảng 18 giờ ngày 20/5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã gây ngập nhiều tuyến đường ở khu vực trũng thấp và làm đổ cây xanh khiến giao thông một số nơi bị ùn ứ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục lập lại trật tự đô thị tại khu vực trung tâm Quận 1
20:59' - 19/05/2018
Theo ông Lê Tấn Đạt, Chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão, việc ra quân lập lại trật tự vỉa hè lần này nhằm chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21'
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.